2686 Bọn Phan Ngạn chiếm giữ cửa Đại Yên, tức cửa Liêu sau này. Hoàng nhân thể, xin đem quân bản bộ đi dẹp loạn, rồi thừa cơ, theo đường biển trở về Thuận Hoá, nhưng còn để lại ba người con để làm con tin.
2687 Càn Thống (1593 - 1625) là niên hiệu của Mạc Kính Cung.
2688 Tức Trịnh Kiểm.
2689 Nguyên văn là "tế trung thiên chi nghiệp", ở đây, hẳn là khắc in sai chữ "hưng" thành chữ "thiên". Nên sửa là "tế trung hưng chi nghiệp".
2690Trung Đô : tức là thành Thăng Long.
2691Sông Thiên Đức : tức sông Đuống ngày nay.
2692Xứ Ông Mạc : tức là ô Đống Mác ngày nay.
2693Cửa sông Hoàng Giang : nay là ngã ba Tuần Vường hay ngã ba Vàng.
2694 Theo Cương mục q.31 thì quận Nam là Nguyễn Dụng (chính tên là Nguyễn Nhiệm, vì tránh huý của Tự Đức, nên chép là Dụng), con Nguyễn Miễn. Cha Miễn là Nguyễn Thiến, đầu hàng chúa Trịnh năm 1550. Sau khi Thiến chết, Nguyễn Miễn cùng anh là Nguyễn Quyện lại trở về với họ Mạc.
2695Nam Dương : tức Nam Dương hầu là tước phong của Nguyễn Nhiệm, có chỗ còn gọi là quận Nam.
2696 Bản dịch cũ không ghi sự kiện này.
2697Huyện Yên Việt : sau là huyện Việt Yên, nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
2697 Tức Mạc Kính Khoan.
2698Yên Dũng : tên huyện, nay thuộc tỉnh Bắc Giang.
2699Giặc Xuân Quang : có lẽ chỉ đảng của Trịnh Xuân.
2700 Hoà lục ngũ, quẻ Khôn trong Kinh Dịch có câu: "Hoàng thượng nguyên cát" nghĩa là xiêm màu vàng rất tốt. Vì quẻ Khôn chỉ đạo làm tôi, hào ngũ là tượng vua, mà vàng là sắc ở giữa, xiêm là vật trang phục ở dưới, nên ý câu này là vua đối đãi rất tốt với người dưới.
2701 Quẻ Sư trong Kinh Dịch có câu "Vương tam tích mệnh" nghĩa là vua ban mệnh tới ba lần, tỏ ý đặc biệt yêu quý.
2702 Tức Nguyễn Kim.
2703 Tức Trịnh Kiểm.
2704 Tức Trịnh Tùng.
2705 Tức Trịnh Tráng.
2706 Theo Cương mục q.31 và Đại Nam thực lục tiền biên thì lần ra quân này, Trịnh Tráng sai Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế đem 5000 quân đi tiên phong, còn mình thì đem đại quân thuỷ, bộ tiến sau, đem cả vua Lê cùng đi. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Dật đem bộ binh ra chống cự và hoàng tử Trung đem thuỷ binh tiếp ứng. Quân Nguyễn phản công rất mạnh, quân Trịnh bị tổn hại nhiều. Lại có tin đồn rằng ở Bắc, bọn Trịnh Gia và Trịnh Nhạc sắp làm loạn. Trịnh Tráng phải rút quân về.
2707 Huyện Thiên Lộc sau là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2708 Chỉ sự kiện năm 1623, Trịnh Xuân mưu phản bị giết, Trịnh Tùng chết, cha con Trịnh Đỗ mưu phản, Trịnh Tráng dẫn vừa rút về Thanh Hoá, sau lại đánh ra Thăng Long khôi phục cơ nghiệp.
2709Đền Thuỵ Hương : tức đền Chèm, ở huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.
2710Núi Hoàng Sơn : tức núi Nham Cát, huyện Nông Cống, Thanh Hoá.
2711Hậu Trạch công : là tước phong của Đặng Huấn. Đặng Huấn có con gái là Đặng Ngọc Vũ làm thái phi của Trịnh Tùng, sinh ra Trịnh Tráng (theo Bdc).
2712 Nguyên văn "lưỡng Bột" : tức hai làng Bột: Bột Thượng và Bột Hạ. Làng Bột Thượng là quê của Nguyễn Lại. Ý nói Lại bộ thuyên đủ các chức, thì Lại được nhiều tiền đút lót, đủ để mua hết ruộng đất hai làng Bột.
2713 Theo Cương mục Q.31, núi Long Tuyền thuộc huyện Đồng Hỷ, trấn Thái Nguyên.
2714Núi Đa Bút : núi thuộc xã Đa Bút, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
2715Huyện Phụng Hoá : sau là huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2716 Đầm xã Thịnh Liệt tức là Đầm Sét.
2717 Bản dịch cũ chép là xứ Thanh Hoa.
2718 Nguyên văn là "Đinh ưu vị tất". Đinh ưu chỉ việc để tang cha mẹ.
2719 Theo Cương mục và Đại Nam thực lục tiền biên thì lần tiến quân này, Trịnh Tráng được Nguyễn Phúc Á là con thứ 3 của Nguyễn Phúc Nguyên hứa làm nội ứng. Nhưng quân Trịnh đợi hơn 10 ngày, không có tin của Phúc Á, sau sinh trễ nải. Quân Nguyễn do Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Hữu Dật chỉ huy, tung quân ra đánh, quân Trịnh thua to.
2720 Cảnh Thống là niên hiệu của Lê Hiến Tông (1498 - 1504). Năm Cảnh Thống thứ 6 là năm 1503.
2721 Theo Cương mục Q.31 và Đại Nam thực lục tiền biên thì cánh quân Trịnh Lệ tiến vào Nam Bố Chính, giết được trấn thủ của chúa Nguyễn là Bùi Công Thắng. Trịnh Tráng đem đại binh tiến vào Bắc Bố Chính, đóng ở xã An Bài (sau là xã Thuận Bài, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) sai Trịnh Đảo đánh Trung Hoà (sau là xã Mỹ Hoà, huyện Quảng Trạch), nhưng thất bại.
2722Ninh Giang : khúc sông Đáy ở khoảng xã Minh Sơn, gần chùa Trầm, ở phía tây Hà Nội.
2723Chúc Sơn : tên xã, thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
2724 Đất Mân thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Nhà Minh khi ấy bị quân Thanh đánh, phải chạy xuống miền nam, đóng ở Phúc Kiến.
2725 Theo Cương mục Q.32 và Đại nam thực lục tiền biên thì tháng 2 năm này (1648) Trịnh Tráng huy động số quân thuỷ bộ vào đánh chúa Nguyễn Phúc Lan.
2726Nam Ninh : tên phủ, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
2727 Việt là đất Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) của Trung Quốc, ở đây chỉ Quảng Tây.
2728 Xuyên, Sở là vùng phía nam Trung Quốc.
2729Huyện Kỳ Hoa : sau là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Cương mục Q.32 và Đại Nam thực lục tiên biên đều chép là bọn Lê Văn Hiểu đóng ở Hà Trung (bấy giờ Hà Trung là trấn lỵ của Nghệ An). Toàn thư chép là Hà Tây là lẽ lầm.
2730An Trường : tên xã, nay là khu vực thành phố Vinh.
2731Chân Phúc : sau là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
2732Nam Hà : chỉ miền phía nam sông Lam.
2733Lạc Xuyên : tên xã, thuộc huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
2734Kỳ La : cửa biển thuộc huyện Cẩm Xuyên, còn gọi là cửa Nhượng Ban.
2735Đan Nhai : tức cửa Hội Thống hay Cửa Hội, cửa sông Lam đổ ra biển.
2736Nam Giới : tức cửa Sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
2737Bắc Hà : chỉ vùng đất phía bắc sông Lam.
2738Nghĩa Liệt : tên xã ở chân núi Lam Thành (còn gọi là rú Thành) khi ấy là trấn thị của xứ Nghệ An.
2739Thiên Lộc : sau là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2740Trịnh Toàn : là con út của Trịnh Tráng.
2741 Các xã Tiếp Tu và Minh Lương thuộc huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2742Sông Tam Chế : khúc sông Lam chảy qua xã Tam Chế, huyện Nghi Xuân.
2743 Sử nhà Nguyễn như bộ Đại Nam thực lục tiền biên miêu tả trận này như một thắng lợi của chúa Nguyễn.
2744 Xã Nam Hoa sau là xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2745Huyện Nam Đường : nay là huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh.
2746 Nguyên văn là chữ "thượng"; có thể hiểu là vua, cũng có thể hiểu là chúa (Trịnh Tạc).
2747 Nay là xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
2748Núi Dũng Quyết : tức núi Quyết ở Bến Thuỷ, thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An.
2749 Về trận này , Đại Nam thực lục tiền biên chép chi tiết hơn.
2750 Tào Tháo đem trăm vạn hùng binh tiến công nước Ngô. Tướng Ngô là Chu Du dựa vào sông Trường Giang, lập phòng tuyến Xích Bích để chống giữ, Chu Du cho mời Gia Cát Lượng, khi ấy là sứ thần của Lưu Bị vào hỏi kế phá quân Tào. Gia Cát Lượng thưa: "Tôi và tướng quân đều viết vào lòng bàn tay xem kế sách có giống nhau không". Kết quả là cả Chu Du và Gia Cát Lượng đều viết vào lòng bàn tay mình một chữ "hoả" nghĩa là dùng hoả công. Câu này ý nói mưu kế của hai bên trùng hợp nhau.
2751 Theo Đại Nam thực lục tiền biên: thì trong chiến dịch này, tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu Tiến thấy quân Trịnh phản công thắng lợi, nhân bất hoà với Nguyễn Hữu Dật, bèn quyết định rút quân về.
2752 Nguyên văn là "cấp tự sự". Chữ "sự" có lẽ là do chữ "điền" viết lẫn.