2534 Gia Thái (1573 - 1577), sau lại đổi là Quang Hưng (1578 - 1599).
2535Nguyên văn là chữ "thứ", theo chú thích ở Cương mục thì đáng lẽ phải là chữ "tư" (CMCB24, 2).
2536Hồng Phúc Hoàng Đế : tức Lê Duy Bang.
2537Tống Đức Vị : người xã Khoái Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
2538Vũ Công Kỷ : là con của Vũ Văn Mật, Kỷ người xã Ba Đông, huyện Gia Lộc, nay thuộc tỉnh Hải Hưng.
2539 Nguyên văn là "mỹ dư", in lẫn chữ "sai" thành chữ "mỹ". Tiền sai dư là tiền nộp hàng năm của các trấn cho triều đình.
2540Đại Đồng : là trấn lỵ của trấn Tuyên Quang, nay là vùng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Hà Tuyên.
2541Kinh ấp : tức kinh thành Thăng Long.
2542Phan Công Tích : người xã Thái Xá, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
2543 Tức Trịnh Kiểm.
2544 Dịch theo nguyên văn. Cương mục chép là "thẳng tiến đến huyện Thuỵ Nguyên và huyện Yên Định (CMCB24, 6), chú thích của bản dịch cũ ghi là phía hữu ngạn hạ lưu sông Mã và tả ngạn hạ lưu sông Chu.
2545Lôi Dương và Đông Sơn : hai huyện của Thanh Hoá bấy giờ, tức vùng trung lưu và hạ lưu.
2546 Bản dịch cũ ghi tên viên tướng này là Vương Trân.
2547 Thuộc xã Tiên Mộc, huyện Nông Cống, Thanh Hoá.
2548Chiêu Sơn chưa rõ ở đâu.
2549Đông Lý : tên xã, thuộc huyện Yên Định, Thanh Hoá.
2550 Đây là quãng sông Chu chảy qua huyện Thuỵ Nguyên, đối với Lam Sơn, chứ không phải là sông Lam ở Nghệ An.
2551Sông Đồng Cổ : khúc sông mã chảy qua địa phận xã Đan Nê, huyện Yên Định. Vì xã này có núi Đồng Cổ, trên núi có đền Đồng Cổ, nên gọi như vậy.
2552 Chỉ miền thuộc phạm vi của nhà Mạc, đối với Giang tây là miền thuộc phạm vi của vua Lê chúa Trịnh.
2553Cương mục chú là các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Yên Định (CMCB24).
2554Luỹ Khoái Lạc : ở xã Khoái Lạc, huyện Yên Định, Thanh Hoá.
2555Giang Biểu : tên xã, thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
2556Núi Phụng Công : tức dãy núi ở xã Phụng Công, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
2557Châu Thu, Châu Vật : CMCB24 chép là châu Thu Vật, vùng đất tương đương với huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2558Thái Đường : tên xã, thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
2559Kim Âu : tên xã, ở tả ngạn sông Lèn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
2560Mục Sơn : tên núi ở xã Bình Hoà, huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá.
2561 Nguyễn Văn Giai: người Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, sau là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Phùng Khắc Khoan cũng đỗ tiến sĩ ở khoa này. Bắt đầu từ khoa này, có lệ 3 năm một lần thi, nhưng chưa có thi Đình.
2562Mạc Đôn Nhượng : Là con út của Mạc Đăng Dung.
2563Núi Đường Nang : theo CMCB24 thì núi nàyở thôn Nang, xã Hưng Lễ, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá.
2564Trịnh Đỗ : là con Trịnh Kiểm.
2565 Nguyên văn: "Thời phương chửng hoán, nghĩa hiệu tòng khôn". Hoán và Khôn là hai quẻ của Kinh Dịch , đại ý nói: Hiện nay, đương lúc ly tán gian nguy như điềm quẻ Hoán , phải làm theo phương sách mềm dẻo, hoà thuận của quẻ Khôn .
2566Yên Mô, Yên Khang : tên hai huyện, đều thuộc tỉnh Ninh Bình.
2567Phủ Thiên Quan : sau là huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2568 Nguyên văn mất bốn chữ " Tiết chế Trịnh Tùng".
2569Thạch Thất : tên huyện, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, nay là tỉnh Hà Tây.
2570Núi Sài Sơn : còn gọi là Chùa Thầy, thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
2571Chợ Quảng Xá : thuộc huyện Yên Sơn, xưa là huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Quảng Oai, Hà Tây. CMCB24 ghi là chợ Hoàng Xá.
2572 Tức bà phi của Trịnh Kiểm.
2573Núi Trác Bút : thuộc xã Đa Bút, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Huyện Vĩnh Lộc thời ấy gọi là huyện Vĩnh Phúc.
2574 Phương khôn tức phương tây nam.
2575Chợ Rịa : ở gần huyện lỵ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2576Ninh Sơn : hay Yên Sơn, tức là huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cũ, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
2577Sông Do Lễ : ở xã Do Lễ, huyện Chương Đức, nay thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.
2578 Quốc Oai và Thạch Thất là hai huyện thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
2579Nhật Chiều : nay là xã Nhật Tân, ngoại thành Hà Nội.
2580 Theo CMCB 24, thì cầu Dừa thuộc phường Thịnh Quang ở Hà Nội.
2581Cầu Dền : nay là ô Cầu Dền, gần Bạch Mai, Hà Nội.
2582Cương mục chép là cửa ải Trường Cát, Phố Cát nay thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (CMCB 24, 20).
2583Sông Chính Đại : theo Cương mục thì sông Chính Đại ở trang Chính Đại, huyện Tống Sơn, Thanh Hoa (CMCB 24, 20).
2584Trại Dương Vũ : thuộc xã Dương Vũ, huyện Yên Khánh.
2585Núi Tam Điệp : tức là đèo Ba Đội ở giữa Thanh Hoá và tỉnh Ninh Bình, trên đường quốc lộ số 1.
2586Sông Vãn Hà : sông thuộc xã Vãn Hà, ngay ở lỵ sở phủ Thiệu Hoá trước.
2587Phương tốn : tức phương đông nam.
2588Huyện Quảng Bình : sau đổi thành Quảng Địa, rồi Quảng Tế. Nay là phần tây bắc của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
2589Núi Mã Yên : thuộc huyện Yên Sơn, sau là huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc huyện Quảng Oai, tỉnh Hà Tây.
2590Thanh Xuyên : tên huyện, tương đương với hai huyện Thanh Sơn, Thanh Thuỷ thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
2591Ma Nghĩa : tên huyện, sau là huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây cũ, nay là Hà Tây.
2592Phúc Lộc : sau là huyện Phúc Thọ.
2593Tân Phong : sau là huyện Tiên Phong, nay thuộc huyện Quảng Oai. Các huyện Yên Sơn (sau là Quốc Oai), Thạch Thất, Phúc Lộc, Tân Phong đều thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, nay là Hà Tây.
2594Tốt Lâm : chưa rõ ở đâu.
2595 Bốn trấn là Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây.
2596 Bốn vệ là Hưng quốc, Chiêu vũ, Cẩm y và Kim ngô.
2597 Năm phủ là Trung quân, Đông quân, Tây quân, Nam quân, Bắc quân.
2598Hiệp Thượng, Hiệp Hạ : tên hai xã thuộc huyện Quốc Oai.
2599 CMCB 24, 24: chép là Khuông quận công.
2600Phấn Thượng : sau là xã Tảo Thượng, nay là xã Ngọc Tảo, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây.
2601 Khoảng từ 6 giờ đến 12 giờ sáng.
2602 Khoảng từ 16 giờ đến 18 giờ.
2603Sông Cù : đoạn sông Hát chảy qua xã Cù Sơn.
2604Sông Ninh Giang : khúc sông Đáy chảy qua xã Ninh Sơn, gần chùa Trầm.
2605Chùa Thiên Xuân : ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Oai (CMCB 24, 28).
2606Cầu Nhân Mục : tức Công Mọc, ở phía tây Hà Nội.
2607Thổ Khối : tên xã, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2608Xạ Đôi : nghĩa là Gò Bắn, ở khu Giảng Võ, Hà Nội.
2609Cửa Cầu Gỗ : ở khoảng phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày nay.
2610Hồng Mai : sau đổi là phường Bạch Mai. Nay là phố Bạch Mai, Hà Nội.
2611Súng lớn Bách Tử : có lẽ là loại máy bắn đạn ria.
2612Sông Do Lễ : khúc sông Đáy chảy qua xứ Do Lễ, huyện Chương Đức.
2613Ngô Trí Tri : là con Ngô Trí Hoà, hai cha con đỗ cùng khoa.
2614 Bản dịch cũ không có đoạn này.
2615 Theo Cương mục thì người con này tên là Bùi Văn Nguyên (CMCB24, 30).
2616Bái và Đính : là tên hai xã thuộc huyện Gia Viễn.
2617Bến đò Đàm Giang : tên cũ là đò Đàm Gia, ở xã Điểm Xá, huyện Gia Viễn.
2618Sông Thiên Phái : khúc sông Đáy làm ranh giới hai huyện Ý Yên và Phong Doanh thuộc tỉnh Nam Định cũ, chảy ra cửa Liêu.
2619Sông Hoàng Xá : thuộc huyện Gia Viễn, giáp huyện Kim Bảng.
2620Kiềm Cổ : tức là Kẽm Trống, trên sông Yên Quyết, một khúc của sông Đáy ở xã Nam Kinh, huyện Thanh Liêm.
2621Bến đò Đoan Vĩ : ở xã Đoan Vĩ, huyện Thanh Liêm, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
2622Huyện Đại Yên : sau là huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
2623Cầu Lấp : nguyên văn là Tắc Kiều.
2624Bãi Tinh Thần : sau là xã Tinh Thần, huyện Thanh Oai, ngày nay thuộc tỉnh Hà Tây.
2625Bến Sa Thảo : nguyên văn là "Sa Thảo tân", có chỗ lại chép là "Thảo tân", có thể hiểu là Bến Cỏ, có thể là vùng ga Hàng Cỏ, Hà Nội ngày nay.
2626Thuận An : nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tam Đới : gồm tỉnh Vĩnh Yên cũ và huyện Phù Ninh, sau thuộc tỉnh Phú Thọ. Thượng Hồng : phần tây bắc tỉnh Hải Dương.
2627Phù Dung : sau là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên cũ, nay thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng.
2628Phủ Hạ Hồng : gồm các huyện Tứ Ký và Vĩnh Lại; phủ Nam Sách : gồm các huyện Thanh Lâm (sau là Nam Sách), Chí Linh, Tiên Minh (sau là Tiên Lãng); phủ Kinh Môn : gồm các huyện Giáp Sơn và Đông Triều.
2629Đỗ Uông : người Đoàn Lâm, huyện Gia Lộc, đỗ bảng nhãn khoa Bính Thìn (1556) đời Mạc.
2630Đồng Hàng : người Triều Dương, huyện Chí Linh, đỗ hoàng giáp, khoa Kỷ Mùi (1559) đời Mạc.
2631Ngô Tháo : người xã Đàn, huyện Thọ Xương (nay thuộc Hà Nội), đỗ tiến sĩ khoa Tân Mùi (1571) đời Mạc.
2632Đàm Văn Tiết : người Lãm Sơn, huyện Quế Dương (nay thuộc tỉnh Hà Bắc), đỗ tiến sĩ khoa Canh Thìn (1580) đời Mạc.
2633Huyện Vĩnh Lại : gồm huyện Ninh Giang của tỉnh Hải Dương và một phần huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Kiến An cũ. Xã Tranh Giang thuộc huyện Ninh Giang sau này.
2634Huyện Vũ Ninh : sau đổi là Võ Giang và huyện Yên Dũng, đều thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay.
2635Huyện Thanh Lâm : sau là huyện Nam Sách của tỉnh Hải Dương.
2636Năm Quý Hợi : là năm 1623. Sau khi Mạc Mậu Hợp chết, họ Mạc còn chiếm giữ được mấy tỉnh phía bắc. Đến khi Mạc Kính Khoan trốn chạy vào rừng núi năm 1623, thì thế lực họ Mạc trên thực tế đã bị xoá bỏ.
2637An Bác : sau là huyện Sơn Động, tỉnh Lạng Sơn.
2638Chân Định : tên huyện, tương đương với huyện Kiến Xương cũ, nay thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
2639Phủ Kiến Xương : là vùng huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày nay.
2640Huyện Sơn Dương : nay thuộc tỉnh Tuyên Quang.
2641Huyện Hạ Hoa : sau là huyện Hạ Hoà, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
2642Phủ Tân Hưng : gồm phần đất các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ngày nay.
2643Vũ Đức Cung : là con của Vũ Công Kỳ, cháu của Vũ Văn Mật.
2644Huyện Thanh Lan : một phần của huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình ngày nay.
2645Sông Hoàng Giang : khúc sông Hồng ở phía trên Nam Định, khoảng ngã ba Tuần Vường.
2646 Theo Cương mục , thì Nguyễn Hoàng đánh Mạc Ngọc Liễn ở Vĩnh Lại, đánh Vũ Đức Cung ở Đại Đồng (CMCB25).
2647 Thứ vương có nghĩa là vua thứ hai.
2648Mỹ Thọ : tức Mỹ Thọ hầu, tên tước.
2649Huyện Đông Lan và Huyện Tây Lan : thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây bấy giờ.
2650Đường Kiều : đường là cây cam đường. Thiệu Bá con Chu Văn Vương, khi tuần hành các nước phương Nam thường ngồi nghỉ dưới gốc cây cam đường, đời sau gọi quan to, tước cao là "đường phong". Kiều là cây to, bóng cả, cũng ví người làm quan to.
2651Hoàn quyển : hoàn là ngọc hoàn khuê của tước công cầm khi vào chầu vua; quyển là loại áo cổn. Hoàng quyển ví quan cao tước trọng.
2652Tây Bình : tức Tây Bình Vương, tước của Lý Thạnh đời Đường. Lý Thạnh giúp Đường Đức Tong dẹp loạn Chu Thứ. Con Thạch là Lý Tổ dẹp đất Hoài Tây, bắt Ngô Nguyên Tế.
2653Phần Dương : tức Phần Dương quận vương, tước hiệu của Quách Tử Nghi. Tử Nghi dẹp loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh, xây dựng lại quốc gia cho Đường Huyền Tông.
2654Huyện Hữu Lũng : nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
2655Núi Yên Tử : ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2656Châu Vạn Ninh : sau là phủ Hải Ninh, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
2657Long Châu : thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
2658Huyện Tiên Minh : sau là huyện Tiên Lãng, nay thuộc thành phố Hải Phòng.
2659Huyện Tam Dương : nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
2660 Nguyên văn mất hai chữ "phò mã".
2661Tiền đại tập : tiền chi dùng cho kỳ hội quân lớn.
2662Châu Cảm Hoá : tương đương với các huyện Ngân Sơn và Na Rì tỉnh Bắc Cạn ngày nay.
2663Kim Động : tên huyện, thuộc tỉnh Hưng Yên.
2664Tây Chân : tên huyện, sau là huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam.
2665Cửa Trấn Nam Giao : Nguyên văn "Trấn Nam Giao quan" tức Trấn Nam quan, nay là Hữu Nghị quan.
2666Tộc mục : người đầu mục của họ. Ở đây là họ vua.
2667 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ ghi là "Phúc Đức năm thứ 1".
2668 Nguyên văn "Tứ chính" tức 4 trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây. Người tứ chiếng là người 4 trấn này trú ngụ ở kinh thành Thăng Long.
2669Hùng Lễ công là tước hiệu của Mạc Kính Chỉ.
2670Huyện Quảng Đức : bấy giờ là huyện phụ quách của thành Thăng Long, sau là huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc Hà Nội.
2671Huyện Đương Đạo : có lẽ là phần đông bắc huyện Sơn Dương, tỉnh Hà Tuyên ngày nay.
2672Phủ Lâm Thao : bấy giờ thuộc Trấn Sơn Tây, gồm các huyện Sơn Vi (sau là Lâm Thao), Thanh Ba, Hoa Khê (sau là Cẩm Khê), Hạ Hoa (sau là Hạ Hoà), Tam Nông, đều thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.
2673Hưng Hoá : bấy giờ là một trấn tương đương với tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày nay.
2674Thượng Lan : có lẽ nằm ở huyện Đoan Hùng ngày nay.
2675Châu Đại Man : nay là huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.
2676Cao Bình : nay là tỉnh Cao Bằng.
2677Châu Định Hoá : nay là huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
2678Châu Thoát Lãng : nay là huyện Thoát Lãng, tỉnh Lạng Sơn, ở phía nam huyện Tràng Định.
2679Thất Tuyền : tên châu, nay là huyện Thất Khê, tỉnh Lạng Sơn.
2680Long Châu : thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
2681Càn Thống Vương : tức Mạc Kính Cung.
2682Phủ Thông Hoá : gồm huyện Cảm Hoá, châu Bạch Thông nay đều thuộc tỉnh Bắc Cạn.
2683Ngọc tản : một loại thìa bằng ngọc dùng trong xe tế lễ.
2684 Nguyên văn là "... dĩ thần tính dục chi cơ". Bản dịch cũ dịch là "... để cơ phát dục thiêng liêng". Chúng tôi cho là chữ "thần" ở câu này vốn là chữ "hiển" bị khắc nhầm. "Dĩ hiển tính dục chi cơ..." là để đối với "dĩ thị đại công chi đạo" ở dưới.
2685Tự điển : sổ ghi các vị thần được nhà nước chính thức công nhận và cho thờ cúng. Các vị thần không nằm trong tự điển của dâm thần.