2386 Tức là Lê Y, con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng, cháu của Kiến Vương Lê Tân, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông. Như vậy, Trang Tông là cháu năm đời (huyền tôn) của Lê Thánh Tông.
2387 Sách Cao Trĩ : thuộc châu Ngọc Lặc, nay là huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
2388Trung nhân : hoạn quan. Đinh Công là viên hoạn quan người Thanh Hóa.
2389Minh sử , Q.321, và Cương mục đều chép việc bọn Trịnh Duy Liêu sang nhà Minh vào năm Gia Tĩnh thứ 16, tức là năm Nguyên Hoà 5 (1537). Đoàn này đi thuyền buôn từ Chiêm Thành, vượt biên, sau hai năm mới tới Yên Kinh.
2390 Theo Minh sử , Q.321, việc này xảy ra vào các năm Gia Tĩnh thứ 16 (1537), 17 (1538) và 19 (1540).
2391 Sau chuyến đi của Trịnh Duy Liên, vua tôi nhà Lê thấy lâu không được tin gì, lại sai Trịnh Viên đi (CMCB27, 27).
2392 Nguyễn Văn Thái mang tờ biểu đầu hàng sang nhà Minh. Tờ biểu đại ý nói nhà Lê không còn ai nối dõi, Đăng Dung được trao ấn chương để nối coi việc nước... Vì Trần Cung chiếm giữ Lạng Sơn, nên chưa dâng biểu và sang tiến cống được... Bọn vua tôi nhà Minh không nghe, sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn gấp đến Quảng Tây chiêu tập binh mã tiến đánh nhà Mạc.
2393Huyện Vĩnh Phúc : nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Trịnh Kiểm hồi còn nhỏ phải đi ở chăn trâu, đến nương nhờ dưới trướng Nguyễn Kim, được Kim tin cậy, phong Dực Nghĩa hầu và gả con gái lớn là Ngọc Bảo cho.
2394Lại Thế Vinh : người xã Quang Lãng, huyện Tống Sơn. Nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
2395Cầm thước, buộc dây ở cổ : biểu thị sự tự trói mình và chịu nhận trừng phạt.
2396 Mạc phủ do bọn Mao Bá Ôn dựng trấn ở Trấn Nam Quan để xâm lược nước ta. Số quân chúng điều động gồm 20 vạn chính binh và kỳ binh.
2397Khâm Châu chí của nhà Thanh chỉ ghi 5 động, không có động An Lương. Cương mục dẫn Quảng Yên sách cho rằng động An Lương sau là phố An Lương, thuộc châu Vạn Ninh nước ta và cho là Toàn thư chép lầm.
2398 Tức đạo Thanh Hoa, nay là tỉnh Thanh Hoá.
2399 Theo lịch của nhà Minh.
2400Lịch Đại Thống : lịch của nhà Minh.
2401 Nhà Hán, nhà Đường thôn tính nước ta, chia cắt nước ta thành châu quận của chúng. Theo lệ đời Hán, đời Đường, tức là bắt ta nội thuộc.
2402Cương mục , có chỗ ghi là Mã Giang, có lẽ động này nằm ở vùng thượng lưu sông Mã.
2403Thế tập : là được truyền từ đời nọ sang đời kia.
240413 lộ : năm 1466, Lê Thánh Tông đặt 13 đạo thừa tuyên, có lẽ là 13 lộ này.
2405 Nay thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.
2406Bồi thần : là bề tôi của vua chư hầu. Không theo lễ tiếp bồi thần có nghĩa là không coi họ Mạc là vua chư hầu.
2407 Năm trước đã có việc Nguyễn Kim thống suất các quân tiến đánh Thanh Hoa, năm nay lại chép Nguyễn Kim còn ở Ai Lao. Sách Cương mục (CMCB27, 40) cho là Toàn thư chép lầm.
2408Sông Nghĩa Lộ : chưa rõ ở đâu.
2409Quảng Bình : tên huyện, nay là vùng đất phía tây bắc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
2410 CMCB27, 39, 40 ghi rõ tên của viên quan Trung Hậu hầu này là Dương Chấp Nhất.
2411Bái Trang : tức là Gia Miêu Ngoại trang, đời Nguyễn gọi là Quý Hương, nay ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
2412Sách Vạn Lai : nay là xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
2413Hoan Diễn : là vùng đất các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Ô : là chỉ miền đất tỉnh Bình Trị Thiên ngày nay, Quảng : là chỉ miền đất tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng ngày nay.
2414Ái Châu : tức là đất tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
2415Phạm Tử Nghi : người xã Trung Hành, huyện An Dương, trấn Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng.
2416Chính Trung : là con thứ của Mạc Đăng Dung.
2417Hoa Dương : tên xã, sau là của Mạc Phúc Hải.
2418Mạc Kính Điển : là em của Mạc Phúc Hải.
2419Thịnh Liệt : tục gọi là làng Sét, ở phía dưới xã Bạch Mai và Hoàng Mai; thuộc Hà Nội ngày nay.
2420Lê Bá Ly : người làng Cổ Phạm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
2421Huyện Vĩnh Phúc : sau là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2422Phạm Quỳnh, Phạm Dao : người làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
2423Nguyễn Thiến : người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây, đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1532) đời Mạc.
2424Vũ Văn Mật : là em Vũ Văn Uyên, người xã Ba Động, huyện Gia Phúc (nay là huyện Gia Lộc tỉnh Hải Hưng). Khi họ Mạc cướp ngôi nhà Lê thì Vũ Văn Uyên cát cứ vùng Tuyên Quang chống lại nhà Mạc. Văn Uyên chết, Vũ Văn Mật nối nghiệp anh, được vua Lê phong tước Gia quốc công.
2425Kim Thanh : tên huyện, thuộc tỉnh Hải Dương, nay là tỉnh Hải Hưng.
2426Yên Trường : tên xã, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.
2427Biên Thượng : tức làng Bồng Thượng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2428Chế Khoa : theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì lệ thi cử thời Lê như sau: Những năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu là khoa thi Hương; những năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất là khoa thi Hội. Nhưng có khi nhà vua có bài chế ban xuống cho mở khoa thi đặc biệt không theo lệ trên thì gọi là chế khoa . Phép thì chế khoa cũng giống khoa thi Hội (thi kinh nghĩa, tứ lục, thơ, phú và văn sách).
2429Đinh Bạt Tuy : người làng Bùi Khổng, huyện Hưng Nguyên, nay thuộc tỉnh Nghệ An.
2430 Chu Quang Trứ: người xã Nam Hoa Thượng, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
2431Sông Đại Lại : tức sông Lèn, một nhánh của sông Mã ở Thanh Hoá.
2432Kim Sơn : có tên là núi Biện hay núi Bồng. Động Kim Sơn là một danh thắng.
2433Yên Dịch và Quân Yên : tên hai ngọn núi thuộc huyện Yên Định, Thanh Hoá.
2434Bạch Thạch : tên một ngọn núi ở phía tây bắc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá.
2435 Chi tiết chọn voi mai phục này không thấy có trong Bản dịch cũ .
2436Sông Hữu Chấp : ở xã Hữu Chấp; Sông Kim Bôi : ở xã Kim Bôi. Hai xã Hữu Chấp và Kim Bôi đều thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
2437Chợ Ông Cung : hay chợ Ông, ở làng Bồng Thượng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2438Bố Vệ : tên xã, ở phía nam thị xã Thanh Hoá ngày nay.
2439Tống Sơn : nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
2440Nga Sơn : tên huyện, nay thuộc tỉnh Thanh Hoá.
2441Thanh quận công : tên quan tước, chưa rõ họ tên thực.
2442 Yên Mô: tên huyện, thuộc tỉnh Ninh Bình.
2443Trà Tu : tên xã, thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
2444 Khi Kính Điển vào đánh Thanh Hoá thì Mạc Phúc Nguyên sai bọn Phạm Quỳnh, Phạm Dao vào đánh Nghệ An. Trịnh Kiểm phá tan quân của Mạc Kính Điển, tước lấy chiến thuyền, giả làm quân Mạc kéo vào đánh quân Phạm Quỳnh, Phạm Dao ở Nghệ An. Bọn Quỳnh, Dao không đề phòng, bị đại bại.
2445Sông Phụng Xí : có lẽ là sông Phượng Tường ở huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.
2446 Tức Phạm Đức Kỳ, người xã Tào Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
2447Chính Trị : có nghĩa là sửa sang việc trị nước.
2448Phạm Đốc : là con nuôi của Trịnh Kiểm, có tài dùng binh.
2449 Tức Nguyễn Kim.
2450 Trịnh Kiểm tuy đã lấy được đất Thuận Hoá, nhưng nhiều người ở đó vẫn theo họ Mạc, hoặc vượt biển đi theo họ Mạc, hoặc đưa quân Mạc đến phá phía sau của quân Lê - Trịnh.
2451 Sau khi Nguyễn Kim chết, binh quyền về tay Trịnh Kiểm. Hai người con trai của Nguyễn Kim thì một người là Lãng quận công tả tướng Nguyễn Uông đã bị Trịnh Kiểm mưu sát. Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo cho số phận của mình, nhờ chị là Trưởng công chúa Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ Thuận Hoá. Trịnh Kiểm cũng muốn trừ bỏ mối lo bên cạnh mình, nên đồng ý cho đi. Nguyễn Hoàng đem quân thủ hạ của mình vào Thuận Hoá, đóng dinh ở gò Phù Sa, xã Ái Tử, trên sông Ái Tử.
2452Trịnh Quang : người xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc (sau là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá).
2453Lại Thế Khanh : người xã Quang Lăng, huyện Tống Sơn (sau là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá).
2454Thiên Quang : nay là huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2455 Trịnh Kiểm, trong chiến dịch này, dùng viên tướng Hoàng Đình Ái, người xã Vân Lũng, huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) làm tiên phong.
2456Định quận công : tên thực là Đặng Định.
2457 Tức vượt sông Hồng.
2458 Tức Lê Duy Mật, một viên tướng cát cứ vùng Tuyên Quang khi ấy.
2459Đặng Định : Trước theo Nguyễn Kim sang Ai Lao, sau khi Trang Tông trung hưng, được sai đi trấn thủ 10 châu của phủ An Tây, trấn Hưng Hoá. Còn Đại Đồng vốn do anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật chiếm giữ từ trước. Vì thế, CMCB 28, 13 chép là: Lại sai Vũ Văn Mật trấn giữ Đại Đồng, Đặng Định trấn giữ An Tây, thì đúng hơn.
2460Phủ Thuận An : nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Phủ lỵ phủ Thuận An ở khoảng Dâu Keo.
2461Núi Tiên Du : ở huyện Tiên Du cũ, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
2462Phủ Khoái Châu : gồm các huyện Đồng Yên (sau là huyện Khoái Châu), Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi (sau là huyện Ân Thi), Phù Dung (sau là Phù Cừ), tỉnh Hưng Yên cũ, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. Phủ Hồng Châu : gồm các huyện Đường Hào (sau là Mỹ Hào), Đường Yên (sau là Bình Giang), Cẩm Giàng, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại (sau là Ninh Giang), đều thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay.
2463Huyện Siêu Loại : nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện Văn Giang : sau sát nhập vào huyện Văn Lâm, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.
2464Phủ Nam Sách : gồm các huyện Thanh Lâm (sau là Nam Sách), Chí Linh, Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Minh (nay là huyện Tiên Lãng, Hải Phòng).
2465Phủ Tiên Hưng : gồm phần đất của các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ngày nay.
2466Nam Xang : sau là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
2467Giáp Sơn : sau là huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
2468 Tức Vũ Văn Mật.
2469Phủ Phú Bình : gồm phần lớn tỉnh Thái Nguyên cũ (nay thuộc tỉnh Bắc Thái) và huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú bây giờ. Huyện Văn Lan : tương đương với các huyện Bằng Mạc và Điềm He, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
2470Núi Lãm Sơn : ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
2471Gia Phúc : tên huyện, sau là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cũ, nay là tỉnh Hải Hưng.
2472Sách Thuỷ Đả : sách ở miền thượng du Thanh Hoá, có lẽ ở khoảng huyện Ngọc Lặc ngày nay.
2473Mười châu : tức là 10 châu của phủ An Tây, miền thượng du sông Đà. Theo CMCB 28, 16 thì 10 châu ấy là: Chiêu Tân, Quỳnh Nhai, Lai Châu, Tung Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phi, Lê Tuyền, Khiêm Châu, Tuy Phụ, Luân Châu.
2474Lộ Sơn Nam : là một vùng rộng gồm các tỉnh Nam Hà, Ninh Bình và tỉnh Thái Bình ngày nay.
2475Thế tử : chỉ con trưởng của Trịnh Kiểm, tức Trịnh Cối.
2476Thượng Phúc : tên huyện, nay là huyện Thường Tín. Sơn Minh : tên huyện, nay là huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây.
2477Quảng Bình : tên huyện, nay là vùng tây bắc huyện Thạch Thành, Thanh Hoá.
2478Chương Đức : tên huyện, sau là huyện Chương Mỹ, nay thuộc tỉnh Hà Tây.
2479Phủ Trường Yên : gồm các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (nay là Yên Khánh), thuộc tỉnh Ninh Bình. Phủ lỵ Trường Yên ở thị xã Ninh Bình ngày nay.
2480Hoài An : tên huyện gồm vùng đất phía nam huyện Ứng Hoà và một phần huyện Mỹ Đức ngày sau. Sơn Minh : tên huyện, gồm phần lớn huyện Ứng Hoà ngày sau.
2481Phủ Thiện Quang : gồm các huyện Phụng Hoá (sau là huyện Nho Quan), Yên Hoà (nay là vùng Xích Thổ) của tỉnh Ninh Bình, huyện Lạc Thổ, sau là huyện Lạc Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
2482Phố Cát : thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
2483Bình Lương : tên xã thuộc huyện Lạc Thuỷ trên sông Bôi, gần Châu Sơn, tỉnh Hoà Bình ngày nay.
2484Cửa biển Linh Trường : nay ở cửa Lạch Trường, thuộc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
2485Thuần Hựu : tên huyện, nay là huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2486Du Trường : tên xã, thuộc huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá.
2487 Tên là Bùi Tá Hán.
2488 Nguyễn Bá Quýnh: người xã Thượng Xá, huyện Chân Lộc (sau là Nghi Lộc), tỉnh Nghệ An.
2489 Thượng phụ: Thượng phụ là Lã Thượng, làm tướng cho Chu Vũ Vương lấy được thiên hạ, được Vũ Vương tôn làm thầy. Tôn làm thượng phụ có nghĩa là tôn lên làm bậc thầy.
2490Phủ thượng tướng : phủ đệ của Trịnh Kiểm.
2491 Trịnh Kiểm lấy chị ruột của Nguyễn Hoàng.
2492Trịnh Vĩnh Thiệu : người xã Biện Thượng, huyện Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
2493Phan Công Tích : người xã Thái Xá, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
2494Lại Thế Mỹ : người xã Quang Lãng, huyện Tống Sơn, nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
2495Nguyễn Hữu Liêu : người xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.
2496Phạm Văn Khoái : người xã Tiêu Phấn, huyện Thượng Nguyên, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
2497 Chỉ quân của Trịnh Tùng.
2498 Chỉ quân của họ Mạc.
2499Linh Trường : là cửa Lạch Trường. Hội Trường : là cửa sông Mã, đều thuộc tỉnh Thanh Hoá.
2500Cửa Chi Long : hay cửa Bạch Câu, là cửa sông Nga Giang hay sông Lèn, ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
2501Cửa Du Xuyên : là cửa Bạng bây giờ, ở xã Du Xuyên, huyện Ngọc Sơn, nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
2502Cửa Ngọc Giáp : sau là cửa Hãn, nay là cửa Chép, ở tỉnh Thanh Hoá.
2503 CMCB 28, 25 ghi tên của viên tướng nay là Lập Bạo.
2504Đôn Nhượng : là con út của Đăng Doanh.
2505Bút Cương : theo Cương mục, chú là tên xã, thuộc huyện Vĩnh Phúc (tức huyện Vĩnh Lộc; tỉnh Thanh Hoá) (CMCB28, 29). Bản dịch cũ cho là xã Bút Sơn, huyện Hoằng Hoá ngày nay.
2506Vũ Sư Thước : người huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2507Vĩnh Ninh : tên huyện, sau là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2508Trịnh Mô : người xã Nông Sơn, huyện Nam Đường (sau là Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trước họ Nguyễn, tên là Cảnh Hoan. Sau được chúa Trịnh ban cho họ Trịnh, đổi tên là Mô.
2509Nguyễn Đình : người xã Hoàng Xá, huyện Từ Liêm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).
2510Ưng Quan : Cương mục chú làở tổng Cổ Lũng, huyện Cẩm Thuỷ. Ưng Quan là cửa quan trên sông Mã, ở khoảng mường Ông, tổng Thiết Ông sau này.
2511Bổng Luật : có sách chép là Bổng Tân, tức bến Bổng, ở phía thượng lưu Bái Thượng, trên sông Chu. Sông Lam nói ở đây là đoạn sông Chu chảy qua huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá (nay là huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá).
2512Ái Hoan : trước là tên hai châu. Chỉ vùng đất Thanh Hoá sau này.
2513Cương mục chép là "phên nứa" (CMCB28, 26).
2514Bảo Lạc, Long Sùng : là tên 2 xã thuộc huyện Thuỵ Nguyên, phủ Thiệu Hoá. Sông Bảo Lạc, Long Sùng tức là đoạn sông Chu chảy qua hai xã đó.
2515 Nguyên văn (bản Chính Hoà) mất tờ 32, chúng tôi dịch theo bản A3 (Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm) để bổ sung vào.
2516An Liệt : tên xã, Sông An Liệt tức đoạn sông chảy qua xã An Liệt, huyện Vĩnh Phúc (nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá).
2517Kim Tử : tên xã, cũng thuộc huyện Vĩnh Phúc.
2518Thuần Hựu : tên huyện, nay là huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
2519Sông Lôi Tân : theo CMCB28, 29 thì Lôi Tân là tên xã, thuộc huyện Vĩnh Phúc (nay là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).
2520 Từ đây lại dịch theo bản Chính Hoà.
2521Thạch quận công : tức Vương Trân, trước theo Trịnh Cối.
2522Ngọc Sơn : tên huyện, nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
2523Sông Cả : tức sông Lam.
2524Mỹ quận công : CMCB18 chép là Mỹ Lương: Mỹ Lương cùng hai em là Văn Lan và Nghĩa Sơn đều vì dâng thóc cho họ Trịnh, được chuyện việc trưng thu tô, thuế. Bởi có công lao, Mỹ Lương được làm tham đốc, Văn Lan và Nghĩa Sơn làm thự vệ. Khi quân Mạc vào đánh Nghệ An, đất Thuận Hoá bị dao động, Mỹ Lương định đánh úp Vũ Xương rồi thu lấy cả quân ở đó về hàng họ Mạc.
2525Cương mục chép: Sai thuộc tướng là Mai Đình Dũng ở lại trấn thủ Quảng Nam (CMCB28, 30).
2526 Si Nhân có nghĩa là "thằng ngốc".
2527 Niên hiệu trước là Chính Trị có nghĩa là sửa sang việc trị nước. Còn Hồng Phúc có nghĩa là "phúc lớn".
2528 Nên sửa theo câu dưới "... dân chúng các huyện ven sông" đúng hơn.
2529Vong mệnh : có nghĩa là "bỏ cả chức tước mà chạy trốn". Đây là viên tướng của Nguyễn Hoàng, bỏ theo về với họ Mạc.
2530Lập quận công : Cương mục chép là Lập Bạo (CMCB28).
2531 Nguyễn Hoàng dùng kế mỹ nhân, sai Ngô Thị đem nhiều vàng lụa đến biết Lập Bạo, khuyên Bạo về với Nguyễn Hoàng. Lập Bạo nghe theo, đem mấy chiếc thuyền đến chỗ hội thề, phục binh của Hoàng nổi lên. Lập Bạo chạy xuống thuyền nhưng thuyền đã rời khỏi bờ, bèn lao mình nhảy theo, bị quân của Nguyễn Hoàng bắn chết (Xem CMCB28, 32).
2532 Cương mục dẫn Lê triều trung hưng lục của Hồ Sĩ Dương: Lê Cập Đệ bí mật bàn với vua, bố trí đâu vào đấy, hẹn với nhau là ban đêm, khi nghe tiếng pháo nổ thì nhà vua qua sông để cử sự. Tùng biết rõ chuyện đó, nhưng vẫn cứ biếu Cập Đệ nhiều vàng bạc. Khi Cập Đệ đến tạ ơn, thì Tùng cho đao phủ mai phục sẵn xông ra giết chết.
2533 Lúc ấy Hoàng tử Lê Duy Đàm mới lên 7 tuổi, được nuôi dưỡng ở xã Quảng Thi, một xã ở phía dưới Lam Sơn, thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngày nay.