2030 Chữ ____ có hai cách đọc: sanh ( Quảng vận : Sĩ canh thiết) và tranh ( Tập vận : Trừ canh thiết).
2031 Chữ ____ co hai cách đọc: Huyên và Huyến.
2032 Tức bà Ngô Thị Ngọc Dao, bà hậu của Lê Thái Tông, mẹ của Lê Thánh Tông.
2033Am Từ Công : tức chùa Thầy, thờ Từ Đạo Hạnh, nhà sư đời Lý. Núi Phật Tích : tức núi Sài Sơn, nay thuộc huyện Quốc Oai, Hà Sơn Bình.
2034 Bài ký khắc trên bia đá ở chùa Thiên Phúc, nay là chùa Thầỵ
2035 Ba ty Hộ vệ: Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì năm đầu tiên hiệu Quang Thuận (1460) đặt các vệ quân Thần vũ, Hiệu lực và Điện tiền gọi là ty Hộ vệ.
2036 Xem Kinh Thư , thiên Duyệt mệnh trung , Nguyên văn: "Hữu bị vô hoạn".
2037 Xem Dịch Kinh đại toàn , quyển XIX, Hệ từ hạ . Nguyên văn: "Trùng môn kích thác dĩ đãi bạo khách".
2038 Hai viên là: một viên quản lĩnh, một viên võ uý.
2039 Bản dịch cũ và Cương mục đều ghi là Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu.
2040 Nguyên văn: "Đế sắc sở ty tất khử thiết bộ binh phủ dự hứa xuất thú phục nghiệp". Bản dịch cũ là: "Vua sắc cho quan có trách nhiệm đặt quân đi bắt tại các nơi và phủ dụ cho ra thú tội làm ăn".
2041 Tức làm lễ mừng ngày sinh Thiên thọ thánh tiết của vua.
2042 Ý của lờI Tượng quẻ Lữ trong Kinh Dịch.
2043 Ý một đoạn trong thiên Khang cáo của Kinh Thư.
2044Vũ Hữu : người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương, đỗ tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) năm Quang Thuận đời Lê Thánh Tông.
2045 Thái quan thư: cơ quan phụ trách việc ăn uống của nhà vua.
2046Tiền sai dư : là tiền sưu hay thuế thân sau này.
2047 Nguyên văn "hạ giá", tức là được lấy công chúa là "bậc trên".
2048Hoàng trừ : chỉ ngôi thái tử.
2049Tuân : Tức An Vương Tuân, con trưởng của Hiến Tông, là người thông minh học rộng, sức lực hơn người, nhưng tính ngang bướng, thích mặc áo phụ nữ, hồi nhỏ, vì không được như ý, đem thuốc độc đầu độc mẹ. Sau này, An Vương bỏ nết cũ, thờ mẹ rất hiếu, giữ mình kín đáo (Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn).
2050Tế đàm : lễ tế bỏ tang phục. Theo tục cũ, cha mẹ chết sau 27 tháng thì tế đàm rồi cởi bỏ tang phục.
2051Nghi tào : tức là bộ Lễ.
2052 Tuần xước: những người đi tuần tra, canh gác.
2053Kinh Dịch, Tiệm quái : nguyên văn: "Quân tử dĩ cư, hiền đức thiện tục".
2054Kinh Thư, Quân nha thiên : nguyên văn: "Hoằng phu ngũ giáo, thức hoà dân tắc".
2055Kinh Thi, Xi Cưu : nguyên văn: "Kỳ nghi bất thắc, chính thị tự quốc".
2056Lễ ký, Vương chế thiên : nguyên văn: "Tề bát chính dĩ phòng dâm, nhất đạo đức dĩ đồng tục". Bát chính : là tám điều về chính sự: thức ăn, thức mặc, việc làm, vật dụng, đo, đong, đếm, quy chế.
2057 Theo Hồng Đức Thiên Nam dư hạ tập , có tất cả 24 điều giáo huấn: Điều 1: Quy định trách nhiệm của cha mẹ dạy con cái. Điều 2: Trách nhiệm của gia trưởng đối với gia đình. Điều 3: Quan hệ vợ chồng phải có ân có nghĩa không được thay đổi. Điều 4: Quan hệ anh em trong gia đình. Điều 5: Quan hệ họ hàng làng xóm phải quan tâm thương xót lẫn nhau. Điều 6: Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 quy định đạo lý và bổn phận của người phụ nữ. Điều 11: Nhiệm vụ của người điển lại. Điều 12: Bổn phận của người điển lại. Điều 13: Bổn phận của quân, dân. Điều 14: Trách nhiệm kẻ buôn bán. Điều 15: Quy định việc cưới gả, tế tự. Điều 16: Tục chèo hát, hội hè. Điều 17: Quy định việc hàng quán, nhà cửa dọc đường cho ngủ trọ. Điều 18: Răn cấm trai gái không được tắm cùng một bến. Điều 19: Cử người có uy vọng giảng giải lời cáo dụ cho dân. Điều 20: Quy định việc tố giác, trừng trị bọn hào cường xâm chiếm ruộng đất, ức hiếp nhân dân, xui nguyên giục bị. Điều 21: Cấm các vương hầu và nhà đại thần cho nô tỳ đưa đồ đút lót, mua bán ức hiếp. Điều 22: Khuyên các quan giữ chức trách chăn dân. Điều 23: Khuyên xã trưởng, thôn trưởng, phường trưởng siêng năng dạy bảo dân. Điều 24: Khuyên dân Man Lạo kính giữ luân thường.
2058 Tức lệ đã định từ năm Quang Thuận thứ 1 (1460).
2059 Nguyễn Đức Trung theo lệnh của Quang Thục hoàng thái hậu cầu tự cho Trường Lạc hoàng thái hậu ở am Từ Công, chùa Thiên Phúc, sinh ra Hiến Tông.
2060Ngũ vương tướng : nghĩa đen là cái màn của năm thân vương. Theo tích Đường Huyền Tông yêu quý anh em, khi mới lên ngôi, cho làm cái màn rộng, gối dài, chăn to để vua và năm anh em thân vương cùng nằm.
2061 Nay thuộc đất huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
2062 Nguyên văn: "Thập nguyệt, thập ngũ nhật, các quan chức phẩm kỳ mỗi nguyệt sơ nhật nhất..." Ở đây có lẽ bản in lầm lẫn. Có thể câu "Thập nguyệt, thập ngũ nhật" ở trên, bị đưa lẫn xuống: tháng 10 ngày 15, nhắc lại quy chế y phục thường triều. Xuống chiếu cho các công, hầu, bá, phò mã, quan to phẩm cao cùng các quan hộ vệ và các loại quan chức phẩm trật khác, cứ vào ngày mồng một hàng tháng...
2063Mũ dương đường : Theo Lễ nghi chí trong Lịch triều hiến chương loại chí thì mũ dương đường cũng giống như mũ phác đầu, chỏm đằng sau cao hơn.
2064Cai ty : ty phụ trách.
2065Thuyên tào : Cơ quan tuyển bổ quan lại, tức Lại bộ.
2066Trạm Thọ Xương : sau là Phủ Lạng Thương.
2067Trạm Thị Cầu : sau là Đáp Cầu, thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc.
2068Trạm Lữ Khôi : tại huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội ngày nay.
2069Bến Thịnh Liệt : bến đò làng Sét, Thanh Trì, Hà Nội.
2070 Tức Lê Thánh Tông.
2071Nguyễn Duy Trinh : người xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481) đời Hồng Đức.
2072Lê Lan Hinh : người xã Cổ Đô, huyện Tân Phong (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây), đỗ đồng tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1484) đời Hồng Đức, vốn trước họ Nguyễn.
2073Nguyễn Nho Tông : người xã Vực Đường, huyện Thiên Thi, đỗ đồng tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) đời Hồng Đức.
2074Đỗ Nhân : người xã Lại Ốc, huyện Văn Giang (nay thuộc huyện Châu Giang, Hải Hưng), đỗ tiến sĩ khoa Quý Sửu (1493) đời Hồng Đức, sau đổi tên là Nhạc.
2075Bùi Đoan Giáo : người xã Đại Điền, huyện Bình Hà (nay thuộc huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng), đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) đời Hồng Đức.
2076 Bốn thừa tuyên là bốn xứ Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương.
2077Dẫn tuyển : dẫn vào cho vua lựa chọn.
2078 Đêm trung thu ngắm trăng tại đình Quan Giá. Đình Quan Giá là nơi vua ra xem việc trồng cấy của dân.
2079Hoàng đinh : Theo Hội điển triều Lê, dân đinh 17 tuổi gọi là hoàng nam (dẫn theo Cương mục ).
2080 Nguyên văn là "quan mạo" nghĩa là "mũ". Nhưng xét ở dưới, có quy định về cả y phục, nên sửa như trên.
2081 Quy chế này được ghi rất rõ trong Hội điển triều Lê. CMCB25, 6 có chép khá rõ nội dung quy chế này.
2082 Sau câu này còn có ba chữ "tam hạng đẳng", chưa rõ là nghĩa gì.
2083 Huyện Thuỷ Đường: Nay là huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
2084 Tức là 1,6m trở lên.
2085Lân kinh : chỉ Kinh Xuân thu . Kinh Xuân thu chấm dứt ở việc bắt được kỳ lân, nên gọi là Lân kinh .
2086Mã sử : chỉ bộ Sử ký của Tư Mã Thiên.
2087Tiến rau cần : xưa có người dân nghèo ăn rau cần thấy ngon, định đem dâng vua. Dâng nắng sưởi : có người đời Tống, mùa xuân sưởi nắng thấy ấm, bảo vợ rằng: Sưởi nắng ấm mà không ai biết, ta sẽ tâu cho vua biết mà sưởi. Tiến rau cần, dâng nắng sưởi là ý chỉ dâng vật tầm thường nhưng xuất phát từ lòng trung thành, chất phác.
2088Kiến Vương Tân : là con thứ năm của Lê Thánh Tông, được phong Kiến Vương năm Hồng Đức thứ 2 (1471), khi mất mới 35 tuổi.
2089 Theo quan niệm của các nhà thuật sĩ đời xưa, sau 180 năm là hết một độ số của trời, gồm 3 giáp tý (mỗi giáp tý 60 năm). Giáp Tý thứ nhất là thượng nguyên, giáp tý thứ hai là trung nguyên, giáp tý thứ ba là hạ nguyên.
2090 Vi Cao đời Đường, làm trấn thủ đất Thục, một hôm họp bạn uống rượu, chợt thấy cầu vồng mọc ở ngoài sân, thò đầu ta uống hết cả rượụ
2091Chu Nhã ở đây chỉ bài thơ Thiên bảo trong Kinh Thi Tiểu Nhã : "Như nhật chi thăng, như nguyệt chi hằng, như Nam Sơn chi thọ, như tùng bách chi mâu" nghĩa là chúc vua như mặt trời mới lên, như mặt trăng đêm mồng tám, sống lâu như núi Nam Sơn, xanh tốt như cây tùng cây bách.
2092 Xã Trát Kiều và xã Cống Xuyên ở huyện Thượng Phúc, nay thuộc huyện Thường tín, tỉnh Hà Tây.
2093Cừ Yên Phúc : ở xã Yên Phúc; cừ Thượng Phúc : ở xã Thượng Phúc, hai xã này thuộc huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
2094 Theo bản dịch cũ.
2095 Tức là vua Túc Tông, nối ngôi Hiến Tông.
2096 Bản dịch cũ ghi là ngày mồng 3.
2097 Tức bà Nguyễn Thị Hoàn, người làng Bình Lăng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng).
2098Đặng Tán : người xã Mạo Bồ, huyện Sơn Vi (sau là Lâm Thao; nay thuộc huyện Phong Châu, Vĩnh Phú) đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487). Khuất Quỳnh Cửu : người xã Lôi Trạch, huyện Thạch Thất (nay thuộc Hà Nội). Trần Viết Lương ( Cương mục ghi là Trần Bá Lương): người xã Lê Xá, huyện Nghi Dương (sau là huyện Kiến Thuỵ, nay thuộc đất huyện Kiến An, thành phố Hải Phòng). Quỳnh Cửu và Viết Lương đều đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499). Nguyễn Bảo Khuê : người xã Lý Hải, huyện Yên Lăng (nay là huyện Mê Linh, Hà Nội), đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487). Vũ Châu : người xã Dị Sử, huyện Đương Hào (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hải Hưng) đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499) (theo CMCB25).
2099Thành là Thành vương nhà Chu, Khang là Khang Vương nhà Chu, Văn là Văn Đế nhà Hán, Cảnh là Cảnh Đế nhà Hán.
2100 Cũng đọc là Oanh.
2101Quản Ninh : dịch theo nguyên văn. Theo chú thích của bản dịch cũ thì chữ này là Vĩnh Ninh bị chép lầm, vì Trường Lạc hoàng thái hậu khi còn làm sung nghi thì ở cung Vĩnh Ninh, khi Hiến Tông lên ngôi, tôn làm hoàng thái hậu mới ở cung Trường Lạc.
2102Nguyễn Kính phi : người xã Hoa Lăng, huyện Thuỷ Đường, nay là huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng (theo Cương mục )
2103Hương Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn là quê hương của Chiêu Nhân hoàng thái hậu Nguyễn Thị Cận, mẹ đẻ của Uy Mục Đế.
2104Tuyên Dự đường để thờ tiên tổ Nguyễn Kính phi, có công nuôi Uy Mục Đế, sau lại cùng với Nhữ Vi đưa vua lên ngôi. Hương Hoa Lăng là quê hương của Nguyễn Kính phi.
2105Huyện Quảng Đức sau là huyện Vĩnh Thuận, thuộc phủ Phụng Thiên, nay thuộc Hà Nội.
2106Huyện Chân Phúc : nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. Sông lớn ở đây tức là sông Lam.
2107Khởi phục : tức là "dùng lại", khi viên quan nào trước bị bãi chức, hoặc nghỉ việc về nhà, sau lại gọi ra bổ dụng thì gọi là khởi phục.
2108 Ngô Hoán đỗ tiến sĩ đời Hồng Đức, thời Hiến Tông làm Đông các hiệu thư, vì can tội đem việc trong triều nói cho người ngoài biết, bị bãi chức sung quân. Năm Cảnh Thống thứ 4 (1501) Hoán lại thi đỗ sinh đồ.
2109Làng Nhân Mục : tức làng Mục, nay thuộc ngoại thành H à Nội. Nguyên văn là "Nhân Mục môn".
2110Cương mục : Ghi sự kiện này như sau: Tháng giêng, mùa xuân, lập Trần thị làm hoàng hậu (xem CMCB 25, 22).
2111Nguyễn Tịnh : người xã Vân Xá, huyện Lạng Tài, nay là huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc, đỗ đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu (1493) đời Hồng Đức.
2112Cương mục : chép là Nguyễn Trọng Đạt (xem CMCB 25, 23).
2113 Bản dịch cũ và Cương mục đều không có chữ "hữu" này.
2114 Bản dịch cũ và Cương mục đều không có chữ "tả" này.
2115Ty Cường lực : sau khi định lại các quân hiệu, bãi bỏ chức phó quân thì đặt thêm ty này.
2116Khương Chủng : là người cùng phe cánh với họ hàng của Nguyễn thái hậu, người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc).
2117Phủ Phú Bình : phủ thời Lê, gồm đất huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đông Hồ, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai tỉnh Bắc Thái và một phần đất huyện Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay.
2118 Chỉ cuộc khởi nghĩa của Giản Tu công Oanh (tức là Tương Dực Đế sau này) vào năm 1509.
2119Phủ Nghĩa Hưng : phủ thời Lê, gồm đất các huyện Vụ Bản. Nghĩa Hương, Ý Yên tỉnh Nam Hà hiện nay.
2120Chu Tống Văn : người xã Đa Sĩ, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hải Dương), đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499) đời Cảnh Thống.
2121Đinh Thuận : người xã An Dương, huyện Tây Lang (nay thuộc đất huyện Đoan Hùng, Vĩnh Phú), đỗ đồng tiến sĩ năm 1499.
2122Doãn Mậu Khôi : người xã An Duyên, huyện Thượng Phúc, nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây.
2123Lê Đĩnh Chi : người xã Lạc Sơn, huyện Lập Thạch, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
2124Lê Hiếu Trung : CMCB 25, chép là Lê Trung Hiền, người xã Chi Nê, huyện Chương Đức (nay thuộc Hà Tây), đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502) đời Cảnh Thống, làm quan đến Quốc tử giám tư nghiệp. Khoảng giữa năm Quang Thiệu, Trịnh Tuy bắt cóc Lê Chiêu Tông vào Thanh Hoa, Trung Hiếu không chịu khuất mà chết.
2125Ngô Tuy : người xã Tông Tranh, huyện Đường Yên (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng), đỗ đồng tiến sĩ khoa Kỷ Mùi (1499) đời Cảnh Thống.
2126Hoàng Nhạc : người xã Hoàng Xá, huyện Đông Thành (nay là Yên Thành, Nghệ An), đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502) đời Cảnh Thống.
2127Thiên vũ vệ : Xem Canh Ngọ , năm Hồng Thuận thứ 2 (1510), "đặt hai vệ Thiên vũ và Thánh oai, ban thứ ở trên vệ Cẩm y và Kim ngô".
2128 CMCB 25, 26 chép là xã Đông Cao.
2129Cương mục chép là Dao.
2130Cương mục chép là Tuý.
2131Huyện Thanh Hà : sau thuộc phủ Nam Sách nay thuộc đất huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng.
2132Huyện Nghi Dương : sau là huyện Kiến Thuỵ, nay thuộc đất huyện Kiến An, thành phố Hải Phòng.
2133Nước Hắc La La : là vương quốc của người Lô Lô ở vùng Vân Nam, Trung Quốc bấy giờ.
2134Cương mục chép là Chu quan. Cửa ải Chu Thôn Điền ở châu Thuỷ Vĩ, xứ Hưng Hoá.
2135Thuỷ Vĩ : tên châu thời Lê, gồm toàn bộ đất tỉnh Lào Cai bây giờ.
2136 Nên sửa lại là xứ Hưng Hoá . Xứ Hưng Hoá là vùng đất rộng lớn, bao gồm phần đất tỉnh Lao Cai cũ. Ở đó mới có châu Thuỷ Vĩ và Chu Quan.
2137 CMCB 15, 28: Phi vũ ty gồm có 100 lực sĩ, phụng mệnh túc trực cung Đoan Khang.
2138 CMCB 15, 29 ghi việc này như sau: Hàng ngày, sai hai viên giám quân đấu sức với nhau, hai bên cầm gậy đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài cửa Thái Miếu.
2139Làng Hoa Lăng : Huyện Thuỷ Đường là quê hương bà Kính phi, mẹ nuôi của Uy Mục. Bản in viết thành cha nuôi là lầm.
2140 Chỉ việc sau này Chế Mạn theo Nguyễn Văn Long dấy nghĩa binh ở Tây Đô.
2141 Bản dịch cũ theo CMCB 25, 31 sửa lại thành Thượng xá sinh.
2142Nguyễn Văn Lang : là con Nguyễn Đắc Trung, là em của Trường Lạc Hoàng thái hậu.
2143Thần Phù : là cửa biển thời xưa, nay đã bị bồi lấp. Dấu vết cũ nay còn lại ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (nay thuộc huyện Tam Điệp), ngày xưa sông Chính Đại đổ ra biển ở chổ đó.
2144Đuôi chó : Tấn sử chép Triệu Vương Lân phong bừa quan tước cho nô lệ, đầy tớ, khi triều hội đầy những người đội mũ đuôi điêu. Người thời ấy có câu chế giễu: Đuôi điêu chẳng đủ, lấy đuôi chó nối thêm vào, ý nói kẻ hèn hạ cũng được thăng quan tước.
2145Đầu cá : Tống sử chép Lỗ Tông Đạo làm Tham tri chính sự, bọn ngoại thích sợ, gọi Lỗ là "tham chính đầu cá" (Chữ Lỗ ____ trên đầu có chữ ngư ____ là cá).
2146Tần Chính : tức Tần Thuỷ Hoàng.
2147Nguỵ Oanh : tức là Lương Huệ Vương đời Chiến Quốc.
2148Hoa Cương : tức là đá hoa cương. Tống Huy Tông thích hoa đẹp, đá lạ, bắt dân chở đá đẹp ở các nơi về Biện Kinh, thuyền ghe nối liền nhau trên sông Hoài, sông Biện.
2149 Tần Thuỷ Hoàng dựng cung A Phòng rất tráng lệ. Sau Hạng Võ vào kinh đô nhà Tần, đốt cung này, lửa cháy ba tháng chưa hết.
2150 Niên hiệu của Uy Mục Đế.
2151 Chỉ Nguyễn Thừa Nghiệp làm Tông nhân lệnh phủ Tông nhân và con là Nguyễn Mô chỉ huy quân túc vệ.
2152Thắng : là Nguyễn Bá Thắng. Chủng : là Khương Chủng, đều là bọn ngoại thích chuyên quyền.
2153Cẩm Giang Vương : là phong hiệu của Lê Sùng, anh ruột Giản Tu công Lê Dinh.
2154Núi Thiên Kiện : hay núi Địa Cận, ở xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
2155Châu Cầu : tên xã, nay là thị xã Phủ Lý, tỉnh Nam Hà.
2156Bảo Đà : tên xã, thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Nhân Mục : là làng Mọc thuộc Hà Nội, Hồng Mai : tên xã, nay là Bạch Mai, Hà nội, Thiêu Thân : chưa rõ ở đâu.
2157Bồ Đề : tên xã, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Xuân Canh : tên xã, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
2158Kiến Vương Tân : cha của Giản Tu công Dinh đã chết từ năm Cảnh Thống thứ 5, CMCB 25, 30 chép là mẹ (Trịnh thị, người xã Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương, con gái Đô đốc thiêm sự Trịnh Trọng Phong, sau được truy tôn là Từ Huy Hoàng thái hậu) là đúng.
2159Tĩnh Lượng công : là phong hiệu của Lê Doanh, em Giản Tu công Dinh.
2160Phường Nhật Chiêu : nay là làng Nhật Tân, ngoại thành Hà Nội.
2161 Theo Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn, sách Trị bình bảo phạm do Tương Dực Đế soạn.
2162 Cũng theo Nghệ văn chí , Tương Dực Đế có soạn sách Trung hưng thực lực . Trung hưng ký phải chăng là Trung hưng thực lực do Tương Dực Đế sai Nguyễn Dục soạn.
2163Thái A : là tên một thanh gươm quý. Trở ngược gươm Thái A nghĩa là trao cán gươm quý cho người khác, chỉ việc Uy Mục Đế để bọn ngoại thích nắm giữ mọi quyền.
2164Đồ thần khí : chỉ ngai vàng nhà vua.
2165Huyện Ngự Thiên : sau là huyện Hưng Nhân, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.