2345 Việt sử thực lục chép Văn quận công.
2346 Nay thuộc huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây.
2347 Nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2348 Xem chú thích số 2, chính biên quyển XXV, tờ 21.
2349 Nơi vua chúa đọc sách.
2350 Nguyên Văn: "Võng du du vật, võng dâm vu lạc, vô đại vô hoang: (Thiên "Đại vũ mô" sách Thượng thư quyển 2, tờ 4 ).
2351 Nguyên văn: "Thổ hỏa tích tân, khả vị lưu thể, khả vị thống khóc ".
2352 Chỉ Lê Thái Tổ.
2353 Chỉ Hồ Quý Ly.
2354 Chỉ Mạc Đăng Dung.
2355 Vũ Quỳnh đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478) Hồng Đức thứ 9. Cương mục chép lầm là Mậu Thìn.
2356 Tiêu chuẩn các viên quan được dùng xe, kiệu, võng lọng v.v...
2357 Xem lời chua Cương mục, quyển XIX, tờ 21, 22.
2358 Các viên chánh phó chủ khảo và các viên được cử đi chấm tuyển học trò trong các khoa thi. Xem thêm lời chua ở Cương mục quyển XXXIV tờ 8.
2359 Như tể tướng đứng đầu triều.
2360 Cũng như tể tướng đứng đầu triều.
2361 Người bơ vơ không nương nhờ vào đâu được, không có kế gì sinh sống.
2362 Tục gọi là làng Vẽ. Nay là xã Đông Ngạc
2363 Tục gọi làng Chèm. Nay thuộc xã Thụy Phương.
2364 Nay thuộc xã Xuân Đĩnh. Cả 3 xã đều thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.
2365 Nguyên văn "đại nạp công tượng có lẽ lúc bấy giờ triều đình hạ lệnh cho địa phương nào đó phải nộp voi, nếu không có voi thì phải nộp vàng để thay thế.
2366 Tang 3 tháng, một thứ tang nhẹ nhất trong hàng ngũ phục.
2367 Xem thêm chính biên quyển XXIV, tờ 34.
2368 Xem chú thích số 2, chính biên quyển XXIV, tờ 24 về mũ bì biền.
2369 Hàng Chiêu thờ những vua đời thứ hai, thứ tư, và thứ sáu; hàng mục thờ những vua đời thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Vì chia ra hàng chẵn hàng lẽ như thế, nên ở dưới đoạn văn này mới chép bài vị ông vua đời thứ hai thay đổi đi, thì đem bài vị vua đời thứ sáu thờ phụ vào nếu bài vị vua đời thứ ba thay đổi đi, thì đem bài vị vua đời thứ bảy thờ phụ vào.
2370 Nt.
2371 Tức Lưu Hâm, người đời Tây Hán.
2372 Ngôi miếu thờ bài vị không bao giờ di dịch. (Những chú thích trên, chúng tôi tham khảo sách Lễ Ký đại toàn quyển V, tờ 25, 26 ).
2373 Hiến Tông là con Thánh Tông; Thánh Tông và Nhân Tông đều là con của Thái Tông, nên Hiến Tông gọi Nhân Tông bằng chú ruột.
2374 Hiến Tông là con Thánh Tông; Thánh Tông và Nhân Tông đều là con của Thái Tông, nên Hiến Tông gọi Nhân Tông bằng chú ruột.
2375 Nay là phường Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
2376 Nay là đền Trấn Vũ ở cạnh hồ Tây.
2377 Tức Uy Mục đế, sau khi Tương Dực đế đã giết Uy Mục đế, giáng phong làm Mẫn Lệ công.
2378 Nay là xã Định Công thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội.
2379 Đất huyện Yên Lãng cũ, nay thuộc hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc ) và Sóc Sơn (Hà Nội ).
2380 Vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Thánh Tông.
2381 Quân của Giản Tu Công Oánh (tức Tương Dực đế ) nổi lên đánh giết Uy Mục đế.
2382 Nay là phố Hàng Đào, Hà Nội.
2383 Nay thuộc quận Đống Đa Hà Nội.
2384 Ngày nay ở gần trại Giảng Võ vó trại Ba Gò, có lẽ là gò tập bắn (xạ đôi ) xưa.
2385 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.
2386 Tức cầu Muống nay thuộc quận Đống Đa , Hà Nội.
2387 Nay là phường Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
2388 Tục gọi làng Vòng, nay là phường Dịch Vọng, quận cầu giấy, Hà Nội.
2389 Danh từ gọi một binh chủng có những động tác khác với chính binh. Hạng binh lính này có nhiều mưu chước kỳ diệu để đánh quân địch, khi ẩn khi hiện bên địch không dò biết được.
2390 Nguyên văn trong sử Cương mục này chép "khoa đài, Nguyễn Quán Chi ". Chúng tôi nhận thấy khoa là Lục Khoa; đài là Ngự Sử đài, nếu là khoa, đài thì ít nhất cũng phải có 2, 3 người, nay có một Nguyễn Quán Chi mà chép "khoa đài " thì cũng đáng ngờ, nên dịch "viên quan trong Lục Khoa " là theo Việt Sử thực lục chép "khoa quan Nguyễn Quán Chi ".
2391 Giả Phục - Khấu Tuân - Liêm Pha - Lạn Tương Như: Giả Phục và Khấu Tuân đều là đại tướng của Quang Vũ nhà Đông Hán, vì Tuân giết một bộ tướng của Phục mà hai người sinh hiềm khích toan đánh chém lẫn nhau. Quang Vũ cho triệu hai người đến trước mặt dụ bảo rằng: "Nay thiên hạ chưa bình định, sao hai con hổ lại đấu chọi với nhau ". Từ đấy Phục và Tuân lại vui vẻ cùng nhau đi chung xe ra về, và kết bạn bè với nhau. Liêm Pha và Lạn Tương Như người thời Chiến Quốc, đều làm quan nước Triệu; Liêm Pha làm tướng võ, Tương Như làm tướng Văn, chỉ vì ngôi thứ cao thấp mà Liêm Pha toan làm nhục Tương Như, người nhà Tương Như lấy làm hổ thẹn. Tương Như bảo người nhà rằng: "Sở dĩ nước Tần không dám đánh nước Triệu, là vì nước Triệu có hai chúng tôi. Nay nếu hai con hổ đánh nhau, tất nhiên không sống cả được, cho nên tôi cần phải trọng việc nước mà bỏ thù riêng đi ". Khi Liêm Pha nghe được lời nói ấy, thân hành đến nhà Tương Như tạ lỗi và xin kết bạn chí thân.
2392 Nguyên văn chép "các doanh tử đệ " tức là những tướng tá binh sĩ thân thiết của mình như ruột thịt, coi như con em trong nhà.
2393 Ngày nay chỗ ngõ huyện và ngõ Thọ Xương gần nhà thờ lớn, Hà Nội, tức là huyện Lỵ, của huyện Vĩnh Xương xưa.
2394 Vua chúa đời cổ, gọi những người phụ huynh bên họ mẹ mình là quốc cữu.
2395 Theo sự suy tính của nhà thuật số: 12 hàng chi cầm tinh 12 con giống; năm Dần cầm tinh con hổ, năm Mão cầm tinh con thỏ.
2396 Tước phong của Trần Chân.
2397 Nay là Tứ Tổng thuộc ngoại thành Hà Nội.
2398 Nay là thôn Miêu Nha thuộc xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, Hà Nội.