2120 Tây Sơn Nguyễn Huệ đỗi gọi là Hoàng đế thành, khi Nguyễn Ánh phá được thành này, đổi tên là Bình Định. Tên thành Bình Định bắt đầu từ đây (Đại Nam nhất thống chí quyển IX, tờ 2-3).
2121 Nguyên văn chép "bình Chiêm sách". Theo toàn thư thì sách lược bình Chiêm, Lê Thánh Tông nói có người lý lẽ tất thắng và ba việc đáng sợ. Thánh Tông lại sai Nguyễn Thế Mỹ dịch sách lược ấy ra quốc ngữ (chữ Nôm) để cho tướng sĩ dể hiểu.
2122 Gạo còn đeo vỏ trấu.
2123 Quân lính đi thuyền đánh nhau với địch ở trên mặt nước.
2124 Một chiến cụ đánh thành, tức là cái thang dài 2,3 trượng, trên đầu có móc, khi đánh thành bên địch, thì móc cái móc vào mặt thành, quân sĩ trèo từng bậc thang để lên mặt thành.
2125 Chỉ việc Lê Thánh Tông đem châu sư đi hơn ngàn chiếc thuyền và hơn 70 vạn quân tinh nhuệ tiến ra biển.
2126 Xem thêm chính biên quyển XX, tờ 35.
2127 Chỉ việc Trà Toàn đã cam kết xin hàng, mà còn chuẩn bị chiến cựu để đánh thành.
2128 Chỉ việc bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn 4 vạn thủ cấp.
2129 Tên là Phúc Tần, tức chúa Hiền (1649-1687).
2130 Tên là Phúc Chu, tức Tộ quận công (1692-1725). Năm 1693 Tộ quận công bắt giam chúa Chiêm Thành là Bà Tranh, đổi nước Chiêm Tành làm trấn Thuận Thành, phong cho kế Bà Tử (dòng dõi Bà Tranh) là Tả đô đốc để thống trị dân.
2131 Tên là Phúc Khoát, tức Hiển quận công (1739-1765).
2132 Ở địa phận tỉnh Phú Yên, theo Địa dư chí của Lê Quang Định, khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành mở đất đến núi Thạch Bi, có khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi, chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.
2133 Theo Đại Việt sử ký thực lục, thì sứ thần nước Ai Lao đến triều cống giửa lúc Lê Thánh Tông đã xuất quân đi đánh Chiêm Thành, còn các thổ tù khác đều đến triều cống sau khi thắng trận trở về.
2134 Một đơn vị hành chính, cũng như tổng ở ngoài Bắc.
2135 Xem chú thích số 3 tờ 25 Tiền biên quyển IV về chữ "cơ mi".
2136 Những năm thay đỗi địa hạt trong tỉnh Quảng Nam, đem âm lịch đối chiếu với dương lịch, xem chú thích số 1, tờ 34. Chính biên quyển XXI.
2137 Chức quan ở hàm lục phẩm gồm có Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ, Hiến sát phụ trách việc tâu trình việc phải trái, điều tra và đàn hặc những việc làm trái phép, tra cứu xét hỏi việc kiện tụng, xét thưởng công trạng của quan, quân trong một đạo.
2138 Xem thêm Chính biên quyền XX, tờ 38.
2139 Sắc mệnh của vua khắc vào một thứ bằng chất loài kim như vàng, bạc, đồng, thau... để được lâu bền gọi là kim sách.
2140 Tông phái trong họ nhà vua.
2141 Con gài của vua, sau khi đã chết mới được phong là thân công chúa nên gọi là truy tặng thân công chúa.
2142 Cương mục chép "Con trưởng của tước hầu, tước bá" là lầm vì ở chỗ tước tử đã có hạng người này rồi, ở đây chúng tôi dịch "các con của tước hầu tước bá" là theo trong Đại Việt sử ký thực lục cho được đúng hơn.
2143 Xem chú thích số 1 Chính biên quyển VII tờ 5 và xem thêm lời chua của Cương mục chính biên quyển XIX tờ 6.
2144 Chữ "tùng tam phẩm" này có lẽ là "chánh tứ phẩm" mà sử Cương mục chép sai, vì Lượng quốc sứ ở trên đã ngang hàng tùng tam phẩm rồi, nếu Sùng ân sứ và Dụ ân sứ cũng ngang hàng như thế, thì sao không chép chung vào một chỗ?
2145 Hai chữ này nguyên văn Cương mục in là "Vương phó" tham khảo Lịch triều hiến chương chép là "chính truyền". Ở đây chúng tôi phiên âm theo như Lịch triều hiến chương cho được rõ nghĩa, bởi vì chức thông chính là giữ việc chuyển đạt công văn dụ chỉ của triều đình về dân gian và chuyển đệ đơ từ của dân gian về triều đình "Chính truyền" nghĩa là nhà trạm chính ở kinh thành thì mới hợp nghĩa.
2146 Tức Giáp Hải.
2147 Tức năm Hồng Đức thứ 2 (1471).
2148 Chỉ vua nhà Minh lúc bấy giờ. Một danh từ tôn kính vua của đời phong kiến.
2149 Theo Đại Việt sử ký thực lục chép: "Ruộng đất, mỗi mẫu 10 sào, mỗi sào 16 thước 5 tấc" (quyển XII, tờ 74). Như vậy không rõ sách nào chép đúng, sẽ khảo cứu sau.
2150 Trên kia chép "tù trưởng các nước phương tây, không ai là không phục tùng" (quyển XXII, tờ 5) nên lời phê này nhắc lại câu ấy và có ý mỉa mai.
2151 1471 ngang với năm Hồng Đức thứ 2.
2152 1469, ngang với năm Quang Thuận thứ 10.
2153 1471, ngang với năm Hồng Đức thứ 2.
2154 1474, ngang với năm Hồng Đức thứ 5.
2155 Tức những người dự thi, những người này đều đã đỗ ở trường thi hương tại các đạo, mới được vào thi hội, nên gọi là cử tử.
2156 Nt.
2157 Xem chú thích số 1, Chb. VII, 5 và lời chua của cương mục quyển XIX, tờ 6.
2158 Thi ở bộ Lễ, vua cử văn thần làm chủ khảo và các trường quan.
2159 Người đã trúng tuyển đủ các kỳ thi ở bộ Lễ, mới được vào thi ở điện đình, gọi là điện thí hoặc đình thí, phần nhiều do chính vua thân hành ra đầu bài.
2160 Trạng Nguyên.
2161 Bảng Nhãn.
2162 Thám Hoa.
2163 Hoàng Giáp.
2164 Tiến sĩ.
2165 Hàng tháng, từ mồng một đến mồng mười, gọi là thượng tuần, trong 10 ngày ấy ngày nào gặp hàng can có chữ đinh tức ngày thượng đinh; tháng 2 là trọng xuân, tháng 8 là trọng thu, vì hai tháng này là tháng 2 trong mỗi mùa. Văn Miếu tế Khổng Tử và các tiên hiền, tiên nho. Sở dĩ dùng ngày đinh, lấy nghĩa đinh thuộc hành hỏa, hỏa giữ về văn chương.
2166 Ruộng đứng riêng một thửa, để chính vua tự tay ra cày, hoa lợi dùng vào việc tế lễ ở nhà tông miếu, nhưng thực ra gặp vua chúa nào chú trọng về việc làm ruộng, thỉnh thoảng cũng đem quần thần đến cày một vài sá để cho đủ lệ. Còn thì phần nhiều là nhờ vào sức dân, nên tịch điền cũng có chỗ chép là tạ điền.
2167 Lấy điển ở thiên Bàn Canh trong kinh Thượng Thư, nguyên văn là "các cung nhĩ sự"
2168 Một ông vua hiền đời Ân Thương.
2169 Lấy điển ở thiên Chu Quan trong kinh Thượng Thư, nguyên văn là "khâm nãi du tì" (Cương mục in chữ "khâm" là "thận").
2170 Một ông vua hiền đời Thành Chu.
2171 Đô tổng binh sứ ti, Thừa chính sứ ti và Hiến sát sứ ti.
2172 Nay thuộc xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.