492 Một chức quan loại vừa trong quân đội, tương đương với đội trưởng sau này. Ở đây đáng ra phải gọi là Chánh thủ mới phải, vì từ năm Thuận Thiên 16 (1025) đã đổi chức Hỏa đầu thành Chánh thủ.
493 Mẹ của Lý Anh Tông (Xem Chb. IV, 35).
494 Quan chức của Vũ Đái.
495 Đàn để tế trời trong tiết đông chí.
496 Một dân tộc miền núi. Tục gọi là "Lao".
497 Nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
498 Tên Lý Anh Tông.
499 Tức Ngoại Mông Cổ.
499 Kinh đô của Bắc Tống, tức huyện Khai Phong, tỉnh Hà Nam bây giờ.
500 Lý Thần Tông.
501 Bầy tôi làm tể tướng, đứng đầu cả triều đình.
502 Tức Tể tướng, quan đứng đầu triều.
503 Bầy tôi nhà Ân, sau khi Thành Thang nhà Ân mất, cháu là Thái Giáp lên nối ngôi vua, vì Thái Giáp thất đức, nên Y Doãn truất bỏ đi, cho ra ở Đông Cung, sau Thái Giáp biết bỏ điều tà theo điều chính. Y Doãn lại rước về lập làm vua.
504 Bầy tôi nhà Hán, sau khi Hán Chiêu đế mất. Xương Ấp vương lên nối ngôi, vì Xương Ấp vương là người hoang dâm vô đạo. Hoắc Quang truất bỏ đi mà lập người cháu Hán Vũ đế tên là Tuân tức là Hán Tuyên đế. Sau Quang bị Tuyên đế buộc vào tội phản nghịch, phải tội giết cả họ.
505 Chức quan tương đương với Tể tướng và làm nhiệm vụ của Tể tướng.
506 Chức quan võ đứng đầu quân đội.
507 Tang Lý Anh Tông. Theo lễ giáo phong kiến, khi vua mất, thần dân cả nước đều phải để tang, nên gọi là "quốc tang".
508 Vua nối ngôi, chỉ Lý Cao Tông.
509 Chỉ Tô Hiến Thành.
510 Bậc đại thần vâng mệnh lệnh nhận lãnh tờ chiếu của vua để lại khi vua sắp mất.
511 Chỉ Chiêu Linh thái hậu.
512 Về việc xét công trạng các quan lại.
513 Chức quan đứng hàng thứ hai ở trong triều, dưới Tể tướng.
514 Chức quan đứng hàng thứ hai ở đài Ngự sử, có nhiệm vụ bàn bạc, can gián nhà vua.
515 Về Tô Hiến Thành.
516 Một tên khác của Hỏa tinh.
517 Thày của vua.
518 Nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
519 Họ được đặt theo họ của nhà vua, tùy từng triều đại, như đời Lý thì Lý là quốc tính. Đó vì theo chế độ quân chủ chuyên chế, "vua tức là nước", nên gọi họ của vua là "quốc tính".
520 Nay là thôn Thu Lãng, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
521 Nay là xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
522 Về việc điềm lành và đổi niên hiệu.
523 Xem chú giải ở Chb. V, 21.
524 Ra làm quan.
525 Thuộc Nghệ An.
526 Tào Duệ, con Tào Phi, làm vua từ năm 226 đến 240.
527 Theo Đại Nam nhất thống chí , quyển 13, tờ 27, cửa Nhượng ở xã Nhượng bạn về phía nam huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
528 Quan phụ trách việc truyền lệnh và dẫn người ra vào trong cung.
529 Chức quan đứng đầu một bộ trong sáu bộ thời xưa, tương đương với Bộ trưởng bây giờ.
530 Ý Yên nay thuộc tỉnh Nam Định.
531 Một chức quan ở điện Trung sảnh, có ba phẩm là thượng, trung, hạ. Có nhiệm vụ giữ chính lệnh và các điển chương nghi thức của triều đình và Thiên tử.
532 Nay thuộc xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
533 Không biết có vua.
534 Xem thêm Cương mục Chính biên quyển V tờ 22 về việc Lý Cao Tông phong hiệu cho Kính Tu là đế sư.
535 Lời phê này có ý chê Lý Kính Tu nhận di chiếu của Cao Tông giúp Huệ Tông, mà không giúp đỡ được việc gì đáng khen để cho Huệ Tông làm nhiều điều không chính đáng, rồi cơ nghiệp nhà Lý phải tan, thì Lý Kính Tu không xứng đáng với cái danh hiệu "đế sư"; nhưng câu văn viết không được rõ.
536 Thuộc Hải Dương.
537 Một chức quan ở Nội thị sảnh, giữ chức hầu hạ trong cung, vâng tuyên chế lệnh.
538 Quân thủy, sử dụng thuyền chiến.
539 Về địa điểm Cứu Liên này, sử Cương mục chép là "Cứu Liên châu" và in chữ "châu" là châu quận: nhưng Toàn thư quyển 4, tờ 29b và Đại Việt sử ký quyển 4 tờ 41b đều in chữ "châu" có chấm thủy bên, nghĩa là "bãi sông". Vậy có thể nói Cứu Liên chỉ là tên một cái bãi ở bên sông.
540 Tục gọi làng Gióng.
541 Nay là thôn Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
542 Nay là thôn Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
543 Chữ "thang mộc" nghĩa đen làm gội tắm, nghĩa bóng là trai giới cho được thanh khiết. Cổ giả, thiên tử đem một khu đất ở gần kinh kỳ phong cho vua chư hầu, gọi là "thang mộc ấp". Mỗi khi vua chư hầu vào chầu thiên tử thì dùng khu đất ấy làm khu nghỉ ngơi và lấy hoa lợi đất ấy để dùng vào việc trai giới thanh khiết. Từ đời Hán về sau, thiên tử lấy cả đất xa ngoài kinh kỳ phong
544 Tức Nội thị chánh thủ. Do chức Hỏa đầu ở đời Thuận Thiên đổi sang. Ở đây là một chức quan ở Nội thị sảnh phụ trách một đội có nhiệm vụ hầu hạ nhà vua.
545 Người hầu cận trong nội để làm những việc vặt như lấy nước rửa mặt, cầm khăn trầu, v.v...
546 Đều là các chức quan trong Nội thị sảnh, có nhiệm vụ hầu hạ nhà vua.
547 Đều là các chức quan trong Nội thị sảnh, có nhiệm vụ hầu hạ nhà vua.
548 Đều là các chức quan trong Nội thị sảnh, có nhiệm vụ hầu hạ nhà vua.
549 Ngày trước, ta thường dùng một mảnh vải vuông làm khăn đựng các đồ ăn trầu, cau, vỏ, ống vôi gọi là "khăn trầu".
550 Các vua Lý.
551 Cha của vua. Đây chỉ Trần Thừa.
552 Người Long Cương, Sài Vinh là con người anh của Sài Thị, vợ Chu Thái Tổ, đời Ngũ đại (923-959); được làm con nuôi nhà vua, sau Sài Vinh lên nối ngôi Chu Thái Tổ, Vinh làu thông kinh sử, có tài chính trị; khi cầm quyền rồi, lấy được Trần Lũng, dẹp yên Hoài Hữu, oai danh lừng lẫy khắp nơi. Vinh lại sửa lễ nhạc, đặt chế độ, có nhiều chính sách khả quan. Khi mất, miếu hiệu là Chu Thế Tông.
553 Vương Mãng là cháu Hiếu Nguyên hoàng hậu nhà Hán, sau giết Hán Bình đế, đưa Nhụ Tử Anh lên ngôi được hai năm, rồi cướp ngôi nhà Hán.
554 Dương Kiên thời Nam Bắc triều. Con gái Dương Kiên là hoàng hậu của Tuyên Đế nhà Haậu Chu (951-959). Sau khi Tuyên đế mất, Dương Kiên bỏ con Tuyên đế là Tĩnh đế, tự lập làm vua, tức là Tùy Văn đế.
555 Đa Nhĩ Cổn là chú ruột Thanh Thế tổ (Thuận Trị, 1644-1661), phá Lý Tự Thành, dẹp yên kinh đô, đón Thế tổ vào trong quan ải. Khi Thế tổ còn nhỏ, Đa Nhĩ Cổn phải tạm cầm chính quyền, xưng là nhiếp chính vương.
556 Nguyên văn sử Cương mục in là "tam bách thập lục niên" (316 năm). Thế là in lầm chữ "nhị" làm chữ "tam".