1596 Bình Nguyên: tên châu đời Lý -Trần về sau, thời Lê, đổi thành châu Vị Xuyên, là đất các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên ngày nay.
1597 Danh sơn: núi non danh tiếng.
1598 Đại xuyên: sông lớn.
1599 Tức Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi, đã bị truất làm Quận Vương.
1600 Tiên đế: chỉ Lê Lợi.
1601 Ngôn quan: hay gián quan, là các quan giữ chức trách can gián khuyên ngăn vua.
1602 Mường Việt: tức là Việt Châu, nay là huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
1603 Mường Lự: tức là động Bình Lư nay thuộc tỉnh Lào Cai.
1604 Chùa Pháp Vân: theo CMCB3 chùa này ở thôn Văn Giáp, huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
1605 Cửa Việt:: nay là Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.
1606 Nguyên văn "khiển chi", chúng tôi ngờ chữ "khiển" vốn là chữ "hoàn" khắc lầm.
1607 Tức là người đầu mục trông giữ voi.
1608 Tức là Bồn Man.
1609 Hoành huynh: anh vua. Quốc cữu: cậu vua.
1610 Tức hội Vu Lan Bồn của nhà Phật tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm. Theo Phật thoại, mẹ của Mục Liên vào địa ngục, hễ ăn gì đều hóa thành lửa. Phật liền dùng chiếc bồn lớn, đựng hàng trăm thức ăn để cúng dường các Phật, giải thoát cho mẹ Mục Liên, Sau này, lễ Vu Lan Bồn là để cúng thí bọn quỷ đói, giải thoát mọi khổ ải cho chúng sinh.
1611Cỗ Thái lao: lễ lớn, dùng đủ tam sinh (ba con vật tế) là: trâu, dê, lợn.
1612B àn nhà: tức là " vua" phiêm âm tiếng Lào "pha nhân".
1613 Áp nha: người đứng đầu một nha.
1614 Nguyên văn là Hữu Đằng, nhầm chữ Cổ thành chữ Hữu. Cổ Đằng là tên huyện, sau đổi là Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1615 Xem sự việc năm Thiệu Bình thứ 2, tháng 3, ngày mồng 6.
1616 Mường Mộc: nay là thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1617 Vùng đất thượng lưu sông Mã, giáp đất Ai Lao.
1618 Sú bộ của ta do Lê Vi dẫn đầu sang nhà Minh báo tin Lê Lợi mất.
1619 Nguyên văn là chữ 'bệ", "bệ vệ" thì không có nghĩa, chắc là bản khắc lầm.
1620 Thành Vương: là vua nhà Chu, Thái Giáp: là vua nhà Thương, được coi là những vua giỏi thời cổ của Trung Quốc.
1621 Nguyên văn "thập tiệm". Nguỵ Trưng là hiền thần của Đường Thái Tông, dâng sớ xin vua đề phòng 10 điều lầm lỗi có thể thấm dần mà mắc phải.
1622 Tên hai vị thánh mà các thầy phù thủy hay niệm chú.
1623 Tự điển: danh sách các vị thần được triều đình chính thức phong tặng, được hưởng cúng tế.
1624 Bồi thần: vốn là chức quan đại phu của chư hầu xưng với thiên tử. Ở đây Tông Trụ là quan đại phu triều Lê, đi cống nhà Minh, xưng với thiên tử nhà Minh.
1625 Hồng lô tự của nhà Minh.
1626 Long Châu là tên huyện thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1627 "Thuận thiên thửa vận" là "Theo trời nối vận". "Đại thiên hành hóa" : là "Thay trời tiến hành giao hóa".
1628 Bộc thân công nha: kẻ tôi tớ này kính bẩm công nha.
1629 Vùng đất thượng lưu sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hóa và huyện Lan Hòa.
1630 Thư Kinh: Thiên Ích Tắc.
1631 La La Tư Điện: là một vương quốc của người Lô Lô hồi đó. Địa bàn nước này là vùng đất tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
1632 Mường Qua: theo lời chú Bản dịch cũ là nước Lão Qua.
1633 Mường Tàm: tức Tàm Châu, vùng thượng lưu sông Mã nước Ai Qua.
1634 Nghĩa như "phê duyệt ngày nay.
1635 Sinh trị: nghĩa là sinh đã biết mọi việc, không cần phải dạy bảo, từ này chỉ dùng cho các bậc thánh nhân.
1636 Điểm nhỡn: vẽ mắt tượng.
1637 Xử giáo: xử thắt cổ cho chết.
1638 Bến sông Hồng, ở phía đông thành Thăng Long.
1639 Mường Bồn: tức là Bồn Man.
1640 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ chép là "Ruộng các xứ Chiêm Động và Cổ Luỹ".
1641 Tức là Minh Anh Tông.
1642 Cát phục: áo mặc lúc có việc vui, trái với tang phục.
1643 Sông Đông Ngàn: khúc sông Đuống chảy qua huyện Từ Sơn cũ nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
1644 Mỗi Châu: tức Mường Muỗi, sau đổi là Thuận Châu. Thuận Châu đời Lê gồm các huyện Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn tỉnh Sơn La và huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu ngày nay.
1645 Đao bút: chỉ bọn thư lại chuyên nắm giấy tờ sồ sách.
1646 Tức Lê Đinh, ông tỗ bốn đời của Thái Tông.
1647 Tức bà Nguyễn Thị Quách, vợ của Lê Đinh.
1648 Tức Lê Khoáng, cha Lê Lợi, ông nội của Thái Tông.
1649 Tức bà Trịnh Thị Thương, vợ của Lê Khoáng.
1650 Tức Lê Lợi.
1651 Tức bà Phạm Thị Trần, mẹ Thái Tông.
1652 Cung Từ Hoàng Thái Hậu là bà Phạm Thị Trần, sinh ra Lê Thái Tông.
1653 Huyện Thủy Đường: nay là huyện Thủy Nguyên; Hải Phòng.
1654 Huyện Để Giang: nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Hà Tuyên.
1655 Tứf Hồ Quý Ly, Hồ Quý Ly có nhiều thơ văn bằng chữ Nôm, nhưng hiện nay chưa tìm lại được.
1656 Thánh tiết: ngày sinh của vua.
1657 Chính đám: ngày mồng một tết Âm lịch.
1658 Ngũ tự: theo Lễ kinh, thiên Nguyệt lệnh, thì Ngũ tự là năm lễ tế các thần Hộ (cửa), Táo (bếp) Trung lựu (giữa nhà), Môn (cửa lớn), Hành (đường đi).
1659 Đại lộ: xe lớn, tượng lộ: xe trang sức bằng ngà voi; mã lộ: xe ngựa.
1660 Cửu long dư: kiệu chín rồng; thất long dư: kiệu bảy rồng.
1661 Bộ liễn: xe đi thong thả, phi liễn: xe đi nhanh.
1662 Tinh kỳ, mao tiết: là các loại cờ. Chương phiến: loại quạt lớn làm bằng lông chim.
1663 Nguyên văn là dâm nhạc, đối lập với nhã nhạc, ở đây chỉ các làn điệu dân gian.
1664 Nguyên văn: " Quan đồng quân quan lĩnh..." hẳn là in lầm, ở đây chúng tôi dựa vào bản dịch cũ.
1665 Sửa lại theo bản dịch củ.
1666 Nên sửa lại là Nam Sách thượng vệ như ở dưới.
1667 Bùi Cầm Hổ trước làm quan ngự sử, mâu thuẩn với Lê Sát, bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Xem sự việc năm Thiệu Bình thứ 1 (1434), tháng 9.
1668 Vùng huyện sông Mã, tỉnh Sơn La ngày nay.
1669 CMCB17, 11a ghi Lương Đăng được thăng Đô giám trung thừa.
1670 Quan tác: có nghĩa là "làm mũ", cục quan tác có lẽ là cục thợ thủ công chuyên làm các loại mũ dùng cho các quan thời đó.
1671 Nguyên văn: "Đường thượng". Bản cũ dịch là "trên đường"; ở đây là "triều đường", là điện của nhà vua khi ra coi chầu, đối lập với "đường thượng" là "đường hạ" tức là dưới điệ, ngoài điện.
1672 Nguyên văn: "biên khánh, biên chung", tức là bộ khánh, bộ chuông gồm 16 chiếc khánh từ nhỏ đến lớn và 16 chiếc chuông tử nhỏ đến lớn cùng treo một giá ở trên.
1673 Sênh, quản thược: đều là các loại sáo. Chúc: làm bằng gỗ, hình vuông, cao 1 thước 3 tấc, giữa lồi lên như cái trống đánh. Ngữ: làm bằng gỗ, hình con hổ nằm lưng có 27 răng cưa bằng đông, lấy gỗ cọ vào thành tiếng. Huân: làm bằng đất nung hình như quả trứng, có lỗ để thổi. Trì: làm bằng trúc, có lỗ để thổi.
1674 Phương hưởng: gồm 16 thỏi gang dài, từ nhỏ đến lớn cùng mắc nghiêng vào một giá, có hai tầng, lấy dùi nhỏ bằng đồng để đánh. Không hầu: là thứ nhạc khí như các đàn sắt nhưng nhỏ hơn. Quản dịch: là các loại sáo.
1675 Nguyên văn: "Ngũ lộ", là 5 loại xe lớn là : Ngọc lộ (xe nạm ngọc), Kim lộ (xe trang sức bằng vàng), Tượng lộ (xe trang sức bằng ngà voi), Cách lộ (xe bọc da), Mộc lộ (xe đóng gỗ). Số lượng xe và quy cách xe của vua và hoàng hậu, cung phi đều có quy chế sẳn. Các xe ấy đều gọi chung là "lộ".
1676 Lễ bộ: nghĩa là nghi trượng của thiên tử. Lỗ bộ ty là cơ quan của triều đình chuyên trông coi các nghi trượng của nhà vua.
1677 Người Kinh: ở đây chỉ người Việt, tức là bắt người Minh phải theo phong tục nước Đại Việt.
1678 Tức là bà Phạm Thị Trần, mẹ sinh ra vua Thái Tông.
1679 Minh sử q.321, CMCB 17 ghi là Thang Nại.
1680 Đoàn sứ bộ Đại Việt tố cáo thổ quân châu Tư Lang, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây lấn cướp đất biên giới cửa ta.
1681 Y: tức là Y Doãn, hiền tướng của Thành Thang nhà Thương, có công giúp Thành Thang đánh bại Hạ Kiệt, làm vua thiên hạ. Lã: tức là Lã Vọng, công thần nhà Chu, giúp Văn Vương, Vũ Vương bình định thiên hạ, còn gọi là Lã Thượng. Thái Công Vọng...Chu: tức Chu Công hay Chu Công Đán, con Chu Văn Vương, làm tướng giúp Vũ Vương đánh bại Trụ, Vũ Vương chết, phò tá vua nhỏ là Thành Vương. Thiệu: tức Thiệu Công Tích, con thứ của Văn Thương, con cháu đời đời đều là đại thần phụ chính.
1682 Trần Bình, Chu Bột, Vương Lăng: là công thần của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Hoắc Quang: tên tự là Tử Mạnh, nhân di chiếu lập Hán Chiêu Đế mới có 8 tuổi lên ngôi, Chiêu Đế chết, lại lập Tuyên Đế.. Gia Cát: chỉ Gia Cát Lượng, tướng giỏi của Lưu Bị, lập nên nhà Thục. Kính Đức: tức Trì Kính Đức, tử Nghi: tức Quách Tử Nghi. Kính Đức, Tử Nghi và Lý Thạnh đều là công thần đời Đường.
1683 Lời thề của Hán Cao Tổ khi phong công thần. Đại ý nói: Ta cùng các ngươi mãi mãi cùng hưởng phúc lộc lâu dài truyền nối đến muôn đời con cháu, cho tới khi sông Hoàng Hà chỉ còn như cái đai, núi Thái Sơn chỉ còn như hòn đá mài.
1684 Ngô thị: tức bà Ngô thị Ngọc Dao, sinh ra hoàng tử Tư Thành, sau là vua Lê Thánh Tông.
1685 Tức Mường La, ở Sơn La.
1686 Chùa này có tên là Tư Quốc , tương truyền do nhà sư Pháp Loa đời Trần xây dựng. Chùa làm ở núi Côn Sơn, thuộc Chí Linh, tỉnh Hải Hưng ngày nay.
1687 Trung sứ: - người được vua sai đi ra ngoài dân thăm hỏi tình hình.
1688 Nguyễn Văn là Lệ Chi Viên. Huyện Gia Định: sau là huyện Gia Bình, nay là một phần của huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc.
1689 Bài văn khắc rên bia đá đặt ở Hựu Lăng, nơi an táng Lê Thái Tông.
1690 Tam Phật Tề: tên Trung Quốc chỉ một vương quốc trung đại Palem bang ở Sumatra, người ta cũng thường đồng nhất Tam phật Tề với vương quốc Srivijaya (Thất Lợi Phật Thệ) được biết đến từ cuối thế kỷ VII ở vùng này.
1691 Mãn Lạt Gia: tên phiên âm của Malacca, một tiểu quốc Hồi giáo (Sultanat) do Paramesvara lập nên vào đầu thế kỷ XV ở vùng cửa sông Malacca, bán đảo Mã Lai. Nước này phát triển thịnh vượng trong thế kỷ XV, nhưng đến năm 1526 thì bị người Bồ Đào Nha diệt.
1692 Cửa biển Đại Toàn: Ở vào đất Thái Bình ngày nay, có lẽ là cửa Diêm Hộ bây giờ.
1693 Huyện Đông Lại: Sau đổi là huyện Vĩnh Lại, là vùng đất gồm huyện Ninh Giang cũ, nay thuộc huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng và huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
1694 Huyện Hà Hoa: sau đổi ra huyện Kỳ Hoa, gồm đất hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
1695 Ly Giang: cũng gọi là Lê Giang, tên huyện thời thuộc Minh và đời Lê, đến đầu đời Nguyễn đổi thành Lễ Dương, nay là đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam -Đà Nẳng.
1696 Đa Lang: chưa rõ ở đâu.
1697 Cổ Lũy: vùng đất tỉnh Quảng Nghĩa cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
1698 Thi Nại: tức cửa biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
1699 Chà Bàn: tức thành Vijaya, kinh đô nước Chiêm Thành thời ấy, nay còn dấu vết ở tỉnh Bình Định.
1700 Đài quan: các quan ở ngự sử đài chuyên việc xét hoặc lỗi lầm của các quan lại.
1701 Rí ren: nguyên văn là chữ Nôm cũng có thể đọc là "lí len" là một hình thức múa hát dân gian ở vùng Thanh Hóa thời đó.
1702 Quân phủ: trị sở của quân đội một phủ. Phủ ở đây có nghĩa như "doanh".
1703 Nên sửa lại là Giáp Tý.
1704 Ba triều: chỉ các triều Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông.
1705 Pháp Vân: tên chùa, tức chùa Dâu ở tỉnh Hà Bắc.
1706 Sao Tâm: chùm sao trong 28 sao (Nhị thập bát tú) của thiên văn Trung Quốc tức 3 ngôi sao S, A, T của chòm Scorpiton.
1707 Tuần: 10 ngày.
1708 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ ghi là : Bãi chức hai viên đại phu của ty tường hình.
1709 Sơn hô có lẽ là chim sơn ca.
1710 Cá vàng: dịch ý, nguyên văn là "văn ban ngư".
1711 Lý Thuần Phong: Thái sử lệnh đời Đường Cao Tông, giỏi thiên văn lịch số là một nhà toán học xuất sắc đã làm chú thích Thập bộ toán kinh. Phó Dịch: cũng là Thái sử lệnh đời Đường.
1712 Thuận Thiên: là niên hiệu của Lê Thái Tổ. Nghĩa chữ "thuận thiên" là thuận theo lòng trời.
1713 Nguyên văn "âm dương nhân" chỉ những người theo thuyết âm dương để chiêm đoán mọi việc.
1714 Chỉ Bạch Khuê, được làm An phủ sứ lộ Quốc Oai trung.
1715 Chỉ Bùi Thì Hanh được làm Thiêm tri Tây đạo.
1716 Trạng nguyên trư là "trạng nguyên lợn".
1717 Nguyên văn "lỗ khảo quan" tức khảo quan thô lỗ, ngu dốt.
1718 Bảo Lạc: tên châu đời Lê, nay là đất huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
1719 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ sửa là "Bắc đạo đồng tri".
1720 Bản kinh: nguyên văn là "bản kinh", có thể là lầm từ "ngũ kinh".
1721 Tế Giang: sau đổi là huyện Văn Giang, nay là một phần đất huyện Châu Phong, tỉnh Hải Hưng.
1722 Sông Bình Lỗ: tức sông Cà Lồ, trong huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
1723 Lãnh Canh: hay Lãnh Kinh, ở khoảng gần Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.
1724 Cầu Phù Lỗ: tức cầu qua sông Cà Lồ ở xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh cũ, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
1725 Thánh Từ: tức Thánh Từ hoàng thái hậu. Vua còn nhỏ, thái hậu phải buông rèm coi chính sự.
1726 Quan gia: Lê Nhân Tông. Đời Trần có qui định gọi vua là quan gia. Đây cũng theo lệ ấy.
1727 Công thần nơi tiềm để: Công thần giúp vua từ khi chưa lên ngôi.
1728 Yên Lăng: nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
1729 Hào lục tam, quẻ Giải của Kinh Dịch.Nguyên Văn: "Phụ thả thừa, tri khấu chí'.
1730 Phối sở: nơi đày các tội nhân, tùy mức độ phạm tội, có thể đày ra châu xa hoặc châu gần. Hồi ấy Tuyên Quang bao gồm cả phần đất tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang ngày nay; Quy Hóa bao gồm cả phần đất của tỉnh Yên Bái, Lào Cai ngày nay.
1731 An Bang: đất tỉnh Quảng Ninh hiện nay. An Bang không có huyện Thái Đường. Có lẽ nhầm từ huyệnThủy Đường, tức huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng hiện nay.
1732 Thái hậu họ Mã: là hoàng hậu của Hán Minh Đế, tính cần kiệm, hay đọc sách, bàn luận chính sự rất sáng suốt. Thượng Đế lên ngôi phong làm Hoàng thái hậu. Thái hậu họ Đặng là hoàng hậu của Hán Hòa Đế, Thượng Đế còn bé lên ngôi, buôn g rèm coi chính sự. Thượn g Đế chết, lập An Đế, vẫn trông coi chính sự, chọn dùng người giỏi. Bà Tuyên Nhân: bà hoàng hậu của Tống Anh Tông. Triết Tông còn bé lên ngôi, bà buông rèm coi chính sự 9 năm, được coi là Ngihiêu Thuấn trong giới phụ nữ.
1733 Cao: là Cao Dao, danh thần của Ngu Thuấn Quỳ: là quan coi nhạc của Ngu Thuấn. Tắc: quan coi việc làm ruộng của Thuấn. Tiết:: hiền thần của vua Thuấn, thủy tổ nhà Thương. Y: tức Y Doãn. Phó: Tức Phó Duyệt. Chu: Tức Chu Công Đán. Thiệu: tức Thiệu Công Thích.
1734 Dịch theo nguyên văn. Chỗ này ngờ sai sót.. Bản dịch cũ chép: "Cho Quốc Oai làm Trung lộ an phủ sứ" và ngờ in thiếu tên người nào đó.
1735 Dã Tiên: quan Thái sư của bộ tộc Ngõa Lạt nước Mông Cổ.
1736 Đại Đồng: là trị sở của phủ Đại Đồng, nay thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
1737 Thổ Mộc: tên đất, ở phía tây huyện Hoài Lai của Trung Quốc.
1738 Thiên lộc: lộc trời, thiên tử hưởng lộc trời. Câu này ý nói Anh Tông phải ăn thứ tanh hôi không phải lộc trời.
1739 Đế hương: quê hương vua. Câu này ý nói Anh Tông bị giam ở miền thảo dã, không phải đất nước mình.
1740 Kiến Chương: vốn là tên cung điện của Hán Vũ Đế. Ở đây chỉ cung điện của vua Minh.
1741 Dịch theo nguyên văn. Cương mục sửa là châu Quy Hợp.
1742 "Chư hầu lai triều" nghĩa là "chư hầu đến chầu".
1743 Chiêu Hiếu Vương là tước hiệu truy phong cho Lê Học, anh ruột Lê Lợi. Trung Dũng Vương là tước hiệu truy phong cho Lê Thạch, con Lê Lợi.
1744 Hoằng Hựu Đại Vương: tức Lê Trừ, anh thứ hai Lê Lợi.
1745 Tây Kinh: tức Lam Kinh hay Lam Sơn.
1746 CMCB 18 chú là châu An Bình giáp giới với châu Hạ Tư Lang, trấn Thái Nguyên.
1747 Tức là ngôi thái tử.
1748 Tức Lê Nhân Tông Bang Cơ.
1749 Tức Lê Nhân Tông.